Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Bài dưới đây ACC xin hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu phế liệu sắt mới nhất theo pháp luật hiện hành.
Thủ tục nhập khẩu phế liệu sắt theo quy đinh
1. Căn cứ pháp lý liên quan đến nhập khẩu phế liệu sắt
- Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài;
- Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về Yêu cầu về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Điều 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
2. Hồ sơ cần thiết nhập khẩu phế liệu sắt
Hồ sơ cần thiết nhập khẩu phế liệu sắt
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu tại Bộ tài nguyên và môi trường gồm có:
- Đơn đăng ký
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
- Bản báo cáo các quy định về bảo vệ môi trường đối với nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
- Một trong những văn bản về:
- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt;
- Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường;
- Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;
- Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
- Giấy chứng nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường
- Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
- Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường;
- Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (nếu có);
- Một trong các văn bản:
- Giấy xác nhận hoàn thành việc lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc các hồ sơ hoặc giấy tờ tương đương (nếu có);
- Giấy xác nhận đã thực hiện đầy đủ công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cho từng cơ sở và dự án.
- Hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất và chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ hoặc thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh);
- Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ của doanh nghiệp.
- Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu theo trình tự do pháp luật quy định.
3. Thủ tục nhập khẩu phế liệu sắt theo quy định
Thủ tục nhập khẩu phế liệu sắt theo quy định
Quy định tại Mục II của Công văn 2188/TCHQ-GSQL, quy trình này có các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Khai Hải Quan
Người khai hải quan cần thực hiện khai hải quan và chuẩn bị một loạt các giấy tờ quan trọng như hóa đơn thương mại, vận tải đơn, giấy xác nhận ký quỹ nhập khẩu phế liệu, hợp đồng ủy thác (nếu có), và kết quả giám định, phân tích chất lượng phế liệu. Quy trình này là bước quan trọng để bắt đầu quá trình hải quan nhập khẩu.
Bước 2: Đăng ký tờ khai hải quan
Doanh nghiệp cần đăng ký tờ khai hải quan, nhưng cơ quan hải quan sẽ từ chối nếu tờ khai hải quan không đủ thông tin về Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu hoặc nếu giấy xác nhận này không còn hiệu lực. Đồng thời, cần gửi kèm các chứng từ hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ hải quan
- Kiểm tra thông tin về Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu.
- Kiểm tra Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định.
- Kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu nhập khẩu phế liệu với thông tin Giấy xác nhận nhập khẩu và Giấy xác nhận ký quỹ.
- Kiểm tra Kết quả giám định, phân tích chất lượng phế liệu nhập khẩu.
- Kiểm tra vận đơn.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ:
Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan sẽ xử lý kết quả kiểm tra và thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo tuân thủ và minh bạch trong quá trình nhập khẩu.
Bước 5: Kiểm tra thực tế hàng hóa
Công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa để đảm bảo rằng chúng đúng với thông tin đã khai báo. Sau quá trình này, sẽ được lập phiếu ghi kết quả kiểm tra.
4. Nhập khẩu phế liệu sắt cần những điều kiện gì?
Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Phụ lục Quyết định 28/2020/QĐ-TTg
Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
(1) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu và đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
Kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
+ Có hệ thống thu gom nước mưa riêng; có hệ thống thu gom và xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải theo quy định;
+ Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín, chống thấm, chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
+ Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy; có mái che nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
- Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
+ Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải theo quy định;
+ Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín, chống thấm, chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
+ Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.
(2) Có giấy phép môi trường trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất hoặc giấy phép môi trường thành phần là giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật bảo vệ môi trường 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 18 Điều 168 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và trường hợp nhập khẩu phế liệu phát sinh từ hoạt động của khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
(3) Ký quỹ bảo vệ môi trường trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác như sau:
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản giao dịch. Việc ký quỹ thực hiện theo từng lô hàng hoặc theo từng hợp đồng có thông tin và giá trị của lô hàng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, cụ thể như sau:
- Trường hợp nhập khẩu sắt phế liệu:
Khối lượng nhập khẩu
Khoản tiền ký quỹ bảo vệ môi trường
Dưới 500 tấn
10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu
Từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn
15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu
Từ 1.000 tấn trở lên
20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu
(4) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan quản lý cửa khẩu nhập hoặc cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu; được lựa chọn địa điểm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc tại cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu hoặc tại cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu.
Phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa (E-Manifest) có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên E-Manifest có Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu ghi trên E-Manifest.
(5) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất khai thông tin, nộp hồ sơ chứng từ điện tử và làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Ngoài những hồ sơ theo quy định của pháp luật về hải quan, hồ sơ phế liệu nhập khẩu phải có các tài liệu sau đây:
- Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả phế liệu;
- Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu (bản quét từ bản chính có xác thực chữ ký điện tử của tổ chức, cá nhân nhập khẩu);
- Chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu;
- Văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
(6) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có trách nhiệm như sau:
- Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần;
- Sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa;
- Phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; phối hợp với hiệp hội ngành nghề thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định; thanh toán toàn bộ các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm.
- Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu phế liệu sắt tại ACC
Công ty Luật ACC chuyên cung cấp trọn gói thủ tục nhập khẩu phế liệu sắt trên phạm vi khắp cả nước.
- Khách hàng được tư vấn trọn vẹn tất cả các điều kiện pháp lý liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu sắt của doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí;
- Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước;
- Tư vấn các thủ tục nhập khẩu phế liệu sắt cho doanh nghiệp tại ACC;
- Xác nhận nghĩa vụ thuế
- ACC hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.
Chúng tôi có kinh nghiệm và đội ngũ chuyên viên được đào tạo, đảm bảo cung cấp thông tin và dịch vụ nhanh chóng và đáng tin cậy nhất.
6. Câu hỏi thường gặp
Những trường hợp nào được miễn kiểm tra chất lượng phế liệu sắt làm nguyên liệu sản xuất?
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, việc miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã không còn được quy định như trước đây theo Điều 60 Nghị định 40/2019/NĐ-CP (đã hết hiệu lực). Trước khi có những sự thay đổi này, các trường hợp miễn kiểm tra chất lượng phế liệu đã được xác định theo các điều kiện cụ thể.
Theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 60 Nghị định 40/2019/NĐ-CP, tổ chức và cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có thể được miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu theo các điều kiện sau:
- Phế liệu nhập khẩu cùng tên gọi, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật và xuất xứ của cùng một nhà cung cấp tại một quốc gia xuất khẩu.
- Phế liệu nhập khẩu có kết quả chứng nhận, giám định chất lượng của tổ chức chứng nhận, giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
- Đặc biệt, sau khi nhập khẩu phế liệu trong vòng 05 lần liên tiếp và có chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tổ chức và cá nhân sẽ nhận được văn bản xác nhận từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua đó được miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu.
Nhập khẩu phế liệu sắt từ nước ngoài về Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất có cần ký quỹ bảo vệ môi trường không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì khi nhập khẩu phế liệu sắt từ nước ngoài về Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất phải ký quỹ bảo vệ môi trường:
- Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất nhằm bảo đảm tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản giao dịch (sau đây gọi tắt là tổ chức nhận ký quỹ). Việc ký quỹ thực hiện theo từng lô hàng hoặc theo từng hợp đồng có thông tin và giá trị của lô hàng phế liệu nhập khẩu;
- Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam và được hưởng lãi suất đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
Những lưu ý gì khi nhập khẩu phế liệu sắt?
- Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ phải hoàn thành với nhà nước, doanh nghiệp cần đóng thuế đầy đủ
- Cần chuẩn bị các chứng từ khi nhập khẩu hàng hóa, tránh tình trạng lưu bãi, lưu kho làm phát sinh chi phí
- Thuế GTGT (VAT) cho mặt hàng sắt là 8%
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh trọn gói. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận