Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Do đó, việc cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò thiết yếu trong việc quản lý và kiểm soát chất lượng thực phẩm trên thị trường. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nắm rõ quy trình và thực hiện đúng quy định.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy phép được cấp bởi cơ quan chính phủ có thẩm quyền, áp dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có liên quan đến sản xuất, chế biến thực phẩm, hoạt động nhà hàng, quán cà phê,.... Mục tiêu của giấy chứng nhận này là đảm bảo các cơ sở này tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn thực phẩm, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và hỗ trợ chính phủ trong công tác quản lý thực phẩm.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
2. Cơ sở nào bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
- Sơ chế nhỏ lẻ
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
- Nhà hàng trong khách sạn
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
- Kinh doanh thức ăn đường phố
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực
Tóm lại, trừ các trường hợp nêu trên thì tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
3. Điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
3.1 Điều kiện chung
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
3.2 Điều kiện về bảo quản thực phẩm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản
- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm
- Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm
3.3 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn thực phẩm 2010, tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch
- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm
3.4 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:
- Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm
- Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm
3.5 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm 2010 và những quy định sau đây:
- Phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất và lưu thông phân phối nhằm bảo đảm mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố và an toàn đối với người sử dụng cho đến hết hạn sử dụng;
- Đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan. Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan;
- Hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích phụ trợ được thiết kế, xây dựng, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, theo nguyên tắc một chiều, dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn, tránh tích tụ bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sản phẩm và thực hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày;
- Thực hiện và lưu đầy đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối để truy xuất được lịch sử mọi lô sản phẩm và hồ sơ ghi chép toàn bộ các hoạt động khác đã được thực hiện tại cơ sở;
- Mọi thao tác sản xuất phải thực hiện theo quy trình, hướng dẫn. Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất để phòng, tránh nguy cơ nhầm lẫn, ô nhiễm, nhiễm chéo. Ghi chép kết quả ngay khi thực hiện thao tác hoặc ngay sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất vào hồ sơ;
- Có bộ phận kiểm soát chất lượng để bảo đảm sản phẩm được sản xuất theo các điều kiện, quy trình phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn đã thiết lập; các phép thử cần thiết đã được thực hiện; nguyên vật liệu không được duyệt xuất để sử dụng, sản phẩm không được duyệt xuất bán khi chưa được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu; sản phẩm phải được theo dõi độ ổn định;
- Trong trường hợp kiểm nghiệm hoặc sản xuất theo hợp đồng thì bên nhận hợp đồng phải có đủ nhà xưởng, trang thiết bị và nhân sự đáp ứng yêu cầu bên giao và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền về điều kiện kiểm nghiệm hoặc sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Có quy trình quy định giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra; thực hiện theo quy trình và ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đối với các hoạt động này.
>> Khi xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cần những hồ sơ gì? Để biết thêm thông tin xin mời quý khách tham khảo bài viết sau Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
4. Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
4.1 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Các tài liệu khác như Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, hợp đồng mua nguyên liệu, chứng từ nhập khẩu, …
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
4.2 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Thu thập đầy đủ giấy tờ, chứng từ liên quan như giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, kế hoạch sản xuất kinh doanh, các chứng chỉ đào tạo,..
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Gửi hồ sơ tới cơ quan y tế địa phương hoặc trực tiếp nộp tại cơ quan này.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan y tế sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
Bước 4: Kiểm tra hiện trường
Cơ quan y tế tiến hành kiểm tra hiện trường để đánh giá môi trường sản xuất, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bước 5: Xử lý thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Sau khi hoàn tất các bước kiểm tra, cơ quan y tế sẽ xử lý thủ tục và cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nếu hồ sơ đầy đủ và đáp ứng yêu cầu.
Sau khi có giấy phép, doanh nghiệp có thể bắt đầu sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bước 6: Xác nhận và đánh giá
Sau khi hoàn thành các bước trước đó, cơ quan quản lý sẽ tiến hành xác nhận và đánh giá hồ sơ của bạn. Trong quá trình này, họ sẽ xem xét các thông tin và tài liệu bạn đã nộp để đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm được tuân thủ đúng theo quy định.
Cơ quan quản lý có thể thực hiện việc kiểm tra bổ sung hoặc yêu cầu cung cấp thêm thông tin hoặc tài liệu nếu cần thiết. Đồng thời, họ cũng có thể tiến hành một cuộc kiểm tra hiện trường để đảm bảo rằng hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm của bạn tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn.
Bước 7: Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Nếu hồ sơ của bạn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm, và sau khi các kiểm tra và xác nhận đã hoàn thành, cơ quan quản lý sẽ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho bạn. Giấy chứng nhận này xác nhận rằng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoặc cơ sở kinh doanh của bạn đã đạt được tiêu chuẩn và tuân thủ các quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm.
4.3 Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Căn cứ Điều 35 Luật an toàn thực phẩm, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Bộ trưởng Bộ Y tế
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bộ trưởng Bộ Công thương
4.4 Thời gian cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Hồ sơ đầy đủ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở. Nếu đủ điều kiện, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cấp trong 5 ngày làm việc sau.
- Hồ sơ chưa đầy đủ: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thông báo cho cơ sở bổ sung hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc. Sau khi nhận đủ hồ sơ bổ sung, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra thực tế và cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định như trên.
4.5 Thời hạn của Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ Điều 37 Luật an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong 3 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
>> Để biết rõ hơn về nơi cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm xin mời quý khách tham khảo bài viết sau đây: Xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đâu?
5. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Nhà hàng, Quán ăn của ACC
5.1 Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho Nhà hàng
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho Nhà hàng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về ATVSTP của chủ nhà hàng và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ nhà hàng và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm được cấp bởi sở Y tế cấp huyện trở lên
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy khám sức khoẻ của chủ và nhân viên cơ sở
- Hoá đơn nguồn gốc nguyên liệu của sản phẩm
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại: Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm cấp tỉnh hoặc Sở An Toàn Thực Phẩm cấp tỉnh và cấp thành phố.
- Nếu hồ sơ không đầy đủ, cơ quan tiếp nhận sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung để hoàn thiện. Nếu doanh nghiệp không hoàn thành bổ sung trong thời hạn quy định, hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng sẽ bị hủy.
- Trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận sẽ cấp giấy hẹn cho doanh nghiệp. Đoàn kiểm tra sẽ đến nhà hàng để kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các khu vực chế biến và kinh doanh của nhà hàng, đồng thời yêu cầu khắc phục (nếu cần)
Bước 3: Báo cáo khắc phục và chờ kết quả
5.2 Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho Quán ăn
Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập quán ăn.
- Đơn đề nghị cấp giấy an toàn thực phẩm cho quán ăn.
- Giấy xác nhận đã được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ quán ăn và người trực tiếp chế biến món ăn cho quán.
- Giấc xác nhận đủ sức khỏe của chủ quán ăn và người trực tiếp chế biến món ăn, kinh doanh quán ăn do cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
- Giấy phép kinh doanh.
- Giấy khám sức khoẻ của chủ và nhân viên cơ sở.
- Hoá đơn nguồn gốc nguyên liệu của sản phẩm.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại: Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm cấp tỉnh hay ban quản lý an toàn thực phẩm cấp tỉnh và cấp thành phố.
- Nếu hồ sơ không đầy đủ, cơ quan tiếp nhận sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung để hoàn thiện. Nếu doanh nghiệp không hoàn thành bổ sung trong thời hạn quy định, hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng sẽ bị hủy.
- Trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận sẽ cấp giấy hẹn cho doanh nghiệp. Đoàn kiểm tra sẽ đến nhà hàng để kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các khu vực chế biến và kinh doanh của quán ăn, đồng thời yêu cầu khắc phục (nếu cần)
Bước 3: Báo cáo khắc phục và chờ kết quả
6. Các trường hợp phải ký cam kết an toàn thực phẩm
Các trường hợp phải ký cam kết an toàn thực phẩm
Cam kết an toàn thực phẩm (hay còn gọi là bản cam kết an toàn thực phẩm) là giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với giấy phép an toàn thực phẩm nhằm để chứng minh rằng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã đáp ứng được các điều kiện quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và sẽ được tiến hành hoạt động trên thị trường.
Theo Điều 4 Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT, các trường hợp phải ký cam kết an toàn thực phẩm là các đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 22/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, bao gồm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, trừ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.
>> Tham khảo thêm thông tin chi tiết: đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu qua bài viết của ACC.
7. Quy định về mức xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Căn cứ Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.”.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
+ Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Như vậy, hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực (trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý: trên đây là mức phạt dành cho tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm, mức phạt sẽ là ½.
>> Hãy đọc và tìm hiểu mẫu giấy chứng nhận để áp dụng cho doanh nghiệp của bạn: Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
8. Dịch vụ làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Công ty Luật ACC
8.1 Tư vấn các điều kiện pháp lý liên quan đến giấy an toàn vệ sinh thực phẩm
Dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Dịch vụ làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Công ty Luật ACC không chỉ bao gồm việc thực hiện các thủ tục cần thiết để đạt được giấy chứng nhận, mà còn đi kèm với việc cung cấp tư vấn về các điều kiện pháp lý liên quan. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng khách hàng trong mọi giai đoạn của quá trình, từ việc xác định và thu thập tài liệu cần thiết, đến việc lên kế hoạch và thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo tuân thủ các quy định của cơ quan chức năng.
8.2 Khảo sát cơ sở, Tư vấn setup lại cơ sở nếu cần thiết
Trước khi tiến hành làm giấy chứng nhận, chúng tôi sẽ tiến hành một cuộc khảo sát kỹ lưỡng về điều kiện và quy trình hoạt động của cơ sở của bạn. Từ đó, chúng tôi sẽ đưa ra các đánh giá chính xác về những điểm mạnh và yếu, cũng như những vấn đề cần được cải thiện để đạt được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
8.3 Chuẩn bị hồ sơ, Nộp hồ sơ, Theo dõi hồ sơ;
Dịch vụ của chúng tôi cũng bao gồm các bước chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và theo dõi quy trình xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm của chúng tôi, bạn có thể yên tâm rằng quá trình chuẩn bị, nộp và theo dõi hồ sơ sẽ được thực hiện một cách linh hoạt, hiệu quả và đúng thời hạn, giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình một cách suôn sẻ
8.4 Tiếp đoàn thẩm định xuống khảo sát cơ sở.
Khi đoàn thẩm định đến, chúng tôi sẽ đảm bảo sự chuẩn bị hoàn hảo cho cuộc kiểm tra. Đội ngũ của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc tổ chức và sắp xếp mọi thứ để đón tiếp đoàn một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Hãy tìm hiểu về quy trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh. Bài viết này cung cấp thông tin về các bước, yêu cầu và hồ sơ cần chuẩn bị khi xin cấp giấy chứng nhận. Bạn sẽ hiểu rõ quy trình đánh giá, kiểm tra và cấp phát giấy chứng nhận, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Bài viết cũng chia sẻ kinh nghiệm và lưu ý quan trọng để thành công trong quá trình đăng ký và cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh của bạn. Hãy đọc và áp dụng để tạo sự tin tưởng và phát triển bền vững cho hoạt động kinh doanh của mình: Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh
9. Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp bị từ chối cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi có được thông báo không?
Có, trong trường hợp bạn bị từ chối cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho bạn.
Thời gian xử lý hồ sơ là bao lâu?
Thời gian xử lý hồ sơ thường sẽ là 10 - 15 ngày.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn hiệu lực không?
Có, giấy chứng nhận này sẽ có thời hạn hiệu lực trong 3 năm.
Nếu không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, liệu sản phẩm có an toàn để sử dụng?
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không phải là yếu tố duy nhất quyết định về sự an toàn của sản phẩm. Tuy nhiên, nó là một chỉ số quan trọng cho việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, giúp đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm thực phẩm.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận