Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn mới nhất

Qua những năm gần đây, sự phát triển của ngành du lịch kéo theo lượng khách quốc tế và trong nước ngày một tăng và khách sạn nở rộ ở mọi nơi, vì thế việc xin được cấp giấy phép kinh doanh khách sạn trở nên thiết yếu. Trong bài viết của Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ và nhanh chóng hoàn thiện các bước cần thiết.Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn

1. Hình thức kinh doanh dịch vụ khách sạn 

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khách sạn được phân loại theo hình thức sở hữu bao gồm:

  • Khách sạn Nhà nước: Là khách sạn thuộc sở hữu của Nhà nước, được quản lý và vận hành bởi các cơ quan hoặc doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Khách sạn này thường được sử dụng để phục vụ các hoạt động công vụ, ngoại giao, hoặc du lịch nội địa.
  • Khách sạn cổ phần: Loại hình khách sạn này thuộc sở hữu của một công ty cổ phần, trong đó các cổ đông góp vốn để đầu tư và phát triển. Lợi nhuận và quyền quản lý của khách sạn sẽ được chia sẻ theo tỷ lệ cổ phần của các nhà đầu tư.
  • Khách sạn được thành lập theo công ty TNHH: Khách sạn được sở hữu và quản lý bởi một công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Hình thức này cho phép một hoặc một nhóm nhà đầu tư quản lý và vận hành khách sạn, với sự giới hạn trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp.
  • Khách sạn tư nhân: : Đây là loại hình khách sạn thuộc sở hữu cá nhân.

Về việc xếp hạng sao cho khách sạn, pháp luật hiện hành vẫn áp dụng các tiêu chí được quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4391:2015, bao gồm: các tiêu chí về vị trí, kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ, người quản lý và nhân viên phục vụ, an ninh, an toàn và bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,…

Căn cứ vào các tiêu chí này, khách sạn sẽ được xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao, với chất lượng và dịch vụ ngày càng cao từ hạng 1 sao (cơ bản) đến hạng 5 sao (cao cấp, sang trọng).

>>> Để hiểu thêm về giấy phép kinh doanh mời các bạn đọc thêm bài viết: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định

2. Điều kiện để kinh doanh dịch vụ khách sạn nói chung là gì?

Theo Điều 48 Luật Du lịch 2017 thì kinh doanh khách sạn thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú. 

"Điều 48. Các loại cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác."

Chính vì vậy, để kinh doanh dịch vụ khách sạn, cần phải tuân thủ các quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú:

"Điều 49. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này."

Về cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh doanh dịch vụ khách sạn cần tuân theo Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định 142/2018/NĐ-CP như sau:

"Điều 22. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn
2. Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
3. Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
4. Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
5. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
6. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày."

3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn

Để xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn, chủ đầu tư cần thực hiện một số bước quan trọng theo quy định của pháp luật. Các bước thủ tục bao gồm: 

thu-tuc-xin-giay-phep-kinh-doanh-dich-vu-khach-san

 Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn 

Bước 1: Xin giấy phép kinh doanh khách sạn và các loại giấy đủ điều kiện kinh doanh khách sạn.

Lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nộp Sở KH&ĐT), hồ sơ bao gồm: 

  • Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự: Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP:

Bước 2: Sau khi có đủ các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh khách sạn doanh nghiệp cần đăng ký xếp hạng sao với cơ quan quản lý du lịch. Doanh nghiệp cần làm hồ sơ xin xếp hạng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4391:2015. 

Sở Du lịch sẽ tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận xếp hạng sao cho khách sạn.

Bước 3: Hoàn tất các bước trên, doanh nghiệp phải gửi thông báo về việc bắt đầu hoạt động kinh doanh đến Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để cập nhật thông tin.

4. Hồ sơ xin cấp các loại giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn

Dưới đây là danh sách các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn, cùng các căn cứ pháp lý liên quan:

 4.1 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng):

Theo các quy định liên quan của Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn phải bao gồm bản sao công chứng của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhằm xác nhận cơ sở kinh doanh có tư cách pháp nhân.

 4.2 Giấy phép an ninh trật tự cho khách sạn

Để xin giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn, doanh nghiệp hoặc cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ bao gồm các tài liệu chứng minh về tư cách pháp nhân, điều kiện cơ sở vật chất, cũng như các giấy tờ liên quan đến an ninh, phòng cháy chữa cháy, và các điều kiện khác. Hồ sơ bao gồm:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự khách sạn:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này)
  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh

Cơ quan cấp: Công an quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố.

Thời gian thực hiện: Không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp quy định. Không quá 04 ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại quy định.

4.3 Giấy phép đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (PCCC):

Căn cứ theo Điều 47 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, sửa đổi bổ sung 2013, các cơ sở lưu trú phải đáp ứng các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy, bao gồm cả việc lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy đạt tiêu chuẩn. Hồ sơ bạn cần chuẩn bị:

  • Đơn xin cấp phép: Đơn này được lập theo mẫu do cơ quan Cảnh sát PCCC cung cấp. Nội dung đơn bao gồm các thông tin về cơ sở kinh doanh, diện tích khách sạn, số lượng phòng, trang thiết bị và các hệ thống PCCC đã lắp đặt tại khách sạn.
  • Phương án Phòng cháy chữa cháy: Phương án này cũng cần liệt kê chi tiết các quy trình xử lý khi xảy ra cháy nổ, cách thoát hiểm, sơ tán, cũng như cách thức liên lạc với cơ quan chức năng khi cần thiết.
  • Sơ đồ khách sạn
  • Sơ đồ thoát hiểm
  • Danh sách lực lượng chữa cháy tại chỗ

Cơ quan cấp: Phòng cháy chữa cháy quận/ huyện hoặc tỉnh, thành phố tùy quy mô và số tầng xây dựng.​​

Thời gian thực hiện: 15 ngày có giấy phép Phòng cháy chữa cháy.

4.4 Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (nếu kinh doanh dịch vụ ăn uống):

Theo Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010, các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, do cơ quan y tế cấp phép, để đảm bảo sức khỏe cho khách hàng.

Theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất:
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh;
  • Bản mô tả quy trình chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn đồ uống;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.

Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận (thuộc sở Y tế)

Thời gian thực hiện: 30 – 40 ngày có giấy chứng nhận vệ sinh ATTP

Thời hạn của giấy chứng nhận là 03 năm

>> Tham khảo bài viết liên quan Dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

 4.5 Giấy tờ chứng minh cam kết bảo vệ môi trường:

Theo Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các cơ sở lưu trú du lịch phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường, tùy thuộc vào quy mô và loại hình kinh doanh.

5. Hồ sơ đăng ký xếp hạng sao cơ sơ lưu trú du lịch của khách sạn

Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Một bộ hồ sơ đăng ký xếp hạng sao bao gồm:

  • Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú
  • Sơ đồ phòng khách sạn
  • Danh sách các nhân viên làm việc ở khách sạn
  • Bằng cấp về chuyên ngành hoặc lớp nghiệp vụ của các nhân viên
  • Bảng điểm đánh giá tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn
  • Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (có sao y)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (có sao y)
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (có sao y)
  • Biên lai nộp lệ phí thẩm định khách sạn theo quy định của phá luật hiện hành

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xếp hạng sao khách sạn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thời gian bắt đầu nộp hồ sơ: Sau 2 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cùng đầy đủ những loại giấy tờ nêu trên.

Thời gian thực hiện: 30 – 45 ngày có giấy chứng nhận.

6. Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn của Công ty Luật ACC

Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn của Công ty Luật ACC được thiết kế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện thủ tục pháp lý để bắt đầu hoạt động kinh doanh khách sạn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dịch vụ này không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức mà còn đảm bảo mọi thủ tục pháp lý đều được thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành.

  • Không phải đi lại: Tiết kiệm được thời gian và doanh nghiệp không cần phải lo lắng về các thủ tục phức tạp và mất thời gian, ACC sẽ thay mặt thực hiện toàn bộ quá trình.
  • Nhận giấy phép tại nhà
  • Dịch vụ trọn vẹn từ A – Z: Đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý của ACC có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ pháp lý, đảm bảo mang đến dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng cao.
  • Cung cấp tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan đến thuế và kinh doanh

7. Câu hỏi thường gặp

Người quản lý khách sạn có bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý không?

Theo Khoản 1 Điều 33 Luật Du lịch 2017, người quản lý cơ sở lưu trú phải có chứng chỉ nghiệp vụ du lịch hoặc bằng cấp tương đương để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Có quy định nào về diện tích tối thiểu của phòng khách sạn không?

Theo tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, diện tích phòng tối thiểu của khách sạn 1-2 sao thường là 12m², còn với khách sạn 3 sao trở lên là 15m² hoặc lớn hơn, tùy thuộc vào tiêu chuẩn từng hạng sao.

ACC có dịch vụ cho tất cả các thủ tục liên quan đến xin giấy phép kinh doanh khách sạn không?

Trả lời: Luật ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phép kinh doanh khách sạn với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài viết Công ty Luật ACC hy vọng đã giúp Quý bạn đọc nắm rõ thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn mới nhất theo quy định pháp luật. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, Quý bạn đọc hãy liên hệ với Công ty luật ACC qua số hotline 1900.3330 để được hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    H
    HƯƠNG
    Cần tư vấn các thủ tục đăng kí giá khach san với quản lý thụ trường
    Trả lời
    Định
    Cần tư vấn gpkd khách sạn
    Trả lời
    N
    Phương Nguyễn
    Quản trị viên
    Cảm ơn a/c đã liên hệ dịch vụ bên ACC. ACC đã gửi thông tin vào mail. A/C vui lòng kiểm tra mail nhé
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo