Tại sao phải đăng ký hộ kinh doanh?

Có thể nói, đăng ký kinh doanh vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh khi gia nhập thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. Được đặt ra với các chủ thể khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể, thành lập các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Vậy, tại sao phải đăng ký kinh doanh, gồm những nội dung chính sau đây?

Đăng ký kinh doanh là gì?
Đăng ký kinh doanh là gì?

1. Đăng ký kinh doanh là gì?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp cũ, đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh.

Ngày 17/06/2021, Luật Doanh nghiệp năm 2020 ra đời và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 đã loại bỏ khái niệm này, thay vào đó quy định đăng ký doanh nghiệp tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, về cơ bản, đăng ký kinh doanh có bao gồm cả doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về đăng ký thành lập, thay đổi thông tin với cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh.

2. Tại sao phải đăng ký kinh doanh?

2.1 Đăng ký kinh doanh là phương thức để bảo vệ quyền của các chủ thể kinh doanh và họ có nghĩa vụ thực hiện để được bảo hộ các quyền đó

Đăng ký kinh doanh được tồn tại dưới hình thức là các thủ tục hành chính mà trong đó, Nhà nước là chủ thể đặt ra các quy định này để đảm bảo định hướng hoạt động, quản lý Nhà nước, xã hội của mình. Khi đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh được nhà nước bảo hộ các quyền lợi hợp pháp về tìm kiếm, thu lại lợi nhuận từ công cụ mà mình kinh doanh, được tự do kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm, được mở rộng thị trường, tiếp cận nhiều đối tượng cũng như các quyền mà Nhà nước ưu đãi cho các chủ thể này bởi những đóng góp của họ cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, họ phải thực hiện nghĩa vụ thì quyền mới được bảo đảm, và song hành cùng với nhau, không thể tách rời, có mối quan hệ qua lại và đồng thời, họ chỉ được kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

2.2 Đăng ký kinh doanh là cách để Nhà nước quản lý tốt nền kinh tế và đảm bảo các vấn đề xã hội

Khi quy định các quy phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh, Nhà nước thông qua số lượng người đăng ký thành lập, thay đổi thông tin sẽ biết được trung bình một năm, có bao nhiêu doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã ra đời, bao nhiêu trong số đó hoạt động hiệu quả, quản lý được số thuế nộp vào Ngân sách nhà nước là bao nhiêu, đồng thời tạo ra khả năng thông qua đó đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nước.

Ngoài ra, đăng ký kinh doanh liên quan đến quyền lợi của công dân, do vậy, khi được xây dựng và vận dụng tốt sẽ làm giảm sự  phiền hà, bồi đắp mối quan hệ giữa nhà nước và công dân trở nên tốt đẹp hơn, giải quyết việc làm, an sinh xã hội cũng những tồn đọng khác xoay quanh các vấn đề kinh tế.

2.3 Đăng ký kinh doanh có thể giúp tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn

Thị trường là một trong các yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh. Một cá nhân, tổ chức hoạt động hiệu quả là lúc mà họ tìm kiếm được thị trường và lấy được lòng tin thì thị trường đó. Đăng ký kinh doanh sẽ dẫn tới sự ra đời hợp pháp, có căn cứ để xem xét thông tin về cá nhân, tổ chức kinh doanh được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cũng như các vấn đề khác để người tiêu dùng chọn lựa, các đối tác kinh doanh tìm đến. Một phần nào đó cũng sẽ nâng cao trách nhiệm tăng thực lực của các cá nhân, tổ chức hoạt động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh bởi tính cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế, luôn phải có những bước đi phù hợp cho các hoạt động kinh doanh của mình.

3. Một số câu hỏi thường gặp/ Mọi người cùng hỏi

3.1 Có nên đăng ký kinh doanh không?

Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh ở quy mô nhỏ thì có thể không cần thiết, nhưng nếu muốn có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh. Đối với quy mô lớn, số vốn lớn và muốn tiếp cận thị trường thì nên đăng ký kinh doanh với các loại hình phù hợp được quy định.

3.2 Đăng ký kinh doanh áp dụng với các hình thức nào?

Hiện nay, khái niệm đăng ký kinh doanh được áp dụng cho các hình thức như: hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

3.3 Chủ thể nào được phép đăng ký kinh doanh

Chủ thể được phép đăng ký kinh doanh là những chủ thể không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập theo quy định Tại Điều 17, Luật doanh nghiệp năm 2020 đối với các loại hình doanh nghiệp, Điều 80, Nghị định 01/2021/NĐ-CP với loại hình hộ kinh doanh cá thể và Điều 13, Luật hợp tác xã năm 2012.

3.4 Đăng ký kinh doanh được thực hiện ở đâu?

Tùy theo loại hình đăng ký kinh doanh mà việc thực hiện được tiến hành ở các cơ quan sau:

- Đối với các loại hình doanh nghiệp được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi Doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

- Đối với loại hình hộ kinh doanh, thì cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện theo quy định tại Khoản 1, Điều 16, Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

- Đối với đăng ký kinh doanh hợp tác xã, sẽ căn cứ vào quy định tại Luật hợp tác xã năm 2012 là Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

>> Tham khảo bài viết Thủ tục đăng ký kinh doanh của ACC để được cung cấp thông tin về hồ sơ, quy trình đăng ký kinh doanh, thành lập công ty.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo