Chứng nhận hợp quy dầu nhờn theo QCVN 14:2018/BKHCN [2024]

Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp và nhu cầu ngày càng cao về hiệu suất và độ bền của các thiết bị và máy móc, chứng nhận hợp quy dầu nhờn theo QCVN 14:2018/BKHCN đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và an toàn của quá trình vận hành. Để khách hàng có thể nắm chi tiết quy định, ACC xin giới thiệu Thủ tục trình tự chứng nhận hợp quy dầu nhờn theo QCVN 14:2018/BKHCN.

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn theo QCVN 14:2018/BKHCN

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn theo QCVN 14:2018/BKHCN

1. Chứng nhận hợp quy dầu nhờn là gì?

Chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (chứng nhận hợp quy). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).

Như vậy, chứng nhận hợp quy dầu nhờn chính là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng dầu nhờn do cơ sở, doanh nghiệp sản xuất phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Để thực hiện hoạt động này, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất dầu nhờn cần liên hệ với tổ chức chứng nhận để thực hiện.

2. Thủ tục công bố hợp quy dầu nhờn 

Sau khi thực hiện chứng nhận hợp quy dầu nhờn, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dầu nhờn cần thực hiện thủ tục công bố hợp quy trước khi đưa dầu nhơn ra lưu thông trên thị trường.

2.1. Thành phần hồ sơ công bố hợp quy dầu nhờn

  • Thành phần hồ sơ bao gồm:
    • Bản công bố hợp quy (Theo mẫu).
    • Bản sao có chứng thực hoặc photo kèm bản chính đối chiếu giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho cơ sở, doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu điện thì bản sao có chứng thực.

  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.2. Trình tự thủ tục công bố hợp quy dầu nhờn

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả-Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 2: Tổ tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

Trường hợp nộp trực tiếp:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ công chức kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ không đầy đủ trong phiếu tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp nộp qua bưu điện:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì mời người nộp hồ sơ đến bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bổ sung hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Chi cục Tiêu chuẩn đo lường gửi văn bản đề nghị. Trường hợp không bổ sung đầy đủ, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý hồ sơ.

Bước 3: Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho cá nhân, tổ chức. Trường hợp không tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Bước 4: Căn cứ vào thời hạn giải quyết, cá nhân, tổ chức đến nhận kết quả trực hoặc thông qua đường bưu điện.

3. Chứng nhận hợp quy dầu nhờn có bắt buộc hay không?

 Chứng nhận hợp quy dầu nhờn có bắt buộc hay không?

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn có bắt buộc hay không?

Hoạt động chứng nhận hợp quy dầu nhờn được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dầu nhờ động cơ đốt trong – QCVN 14:2018/BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Theo quy chuẩn mới này, dầu nhờn động cơ đốt trong sản xuất, pha chế, nhập khẩu phải được công bố phù hợp với các quy định của quy chuẩn và phải được gắn dấu CR trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Việc công bố hợp quy dầu nhờn thực hiện theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi, sổ sung một số điều của Thông tư 28. Công bố hợp quy dầu nhờn phải dựa trên kết quả chứng nhận của các tổ chức chứng nhận được đăng ký theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Như vậy, chứng nhận hợp quy  và công bố hợp quy dầu nhờn là hoạt động mà cơ sở, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để có thể đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.

4. Các sản phẩm dầu nhờn phải chứng nhận hợp quy

Việc hợp quy áp dụng với các sản phẩm: Dầu nhờn động cơ đốt trong: Là dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong 4 kỳ và 2 kỳ, bao gồm:

  • Dầu gốc khoáng: Dầu được sản xuất có nguồn gốc từ dầu mỏ qua quá trình chưng cất và xử lý
  • Dầu tổng hợp: Dầu được tạo ra bằng các phản ứng hóa học từ các hợp chất ban đầu
  • Dầu bán tổng hợp: Sản phẩm pha trộn giữa dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp
  • Dầu nhờn động cơ đốt trong sản xuất, pha chế, nhập khẩu phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định về yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 14:2018/BKHCN và phải được gắn dấu hợp quy CRtrước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

5. Các quy định kỹ thuật về chứng nhận hợp quy dầu nhờn

Các quy định kỹ thuật cụ thể bao gồm:

  • Phân cấp độ nhớt
  • Các chỉ tiêu hóa lý và mức giới hạn bắt buộc
  • Phụ gia
  • Ghi nhãn
  • Một số yêu cầu khác về an toàn cho người, động vật, thực vật, môi trường và tài sản

Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên thì sản phẩm dầu nhờn phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, có thể thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy thành công.

6. Câu hỏi liên quan đến Quy Trình Chứng Nhận Hợp Quy Dầu Nhờn

Những loại dầu nhờn cần được làm chứng nhận hợp quy?

Dầu nhờn động cơ đốt trong loại dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong 4 kỳ (động cơ 4 chu trình) và 2 kỳ (động cơ 2 chu trình). Dầu nhờn động cơ đốt trong cần được làm chứng nhận hợp quy gồm những loại sau:
- Dầu gốc khoáng: Nó được sản xuất có nguồn gốc từ dầu mỏ và qua quá trình chưng cất và xử lý
- Dầu tổng hợp: Dầu được tạo ra từ các phản ứng hóa học của các hợp chất ban đầu
- Dầu bán tổng hợp: Là sự pha trộn giữa dầu gốc khoáng với dầu tổng hợp

Lợi ích của chứng nhận hợp quy dầu nhờn QCVN 14:2018/BKHCN mang lại cho doanh nghiệp là gì?

- Giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng sản phẩm, giảm các chi phí và rủi ro liên quan nhờ áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật
- Tạo được uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của khách hàng
- ăng được lợi thế cạnh tranh và từ đó giúp mở rộng thị thần của mình trên thị trường
- Giúp giảm được chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm trong nhiều lần

Các quy định kỹ thuật về chứng nhận hợp quy dầu nhờn là gì?

Các quy định kỹ thuật cụ thể bao gồm:

  • Phân cấp độ nhớt
  • Các chỉ tiêu hóa lý và mức giới hạn bắt buộc
  • Phụ gia
  • Ghi nhãn
  • Một số yêu cầu khác về an toàn cho người, động vật, thực vật, môi trường và tài sản

Trách nhiệm thực hiện công bố hợp quy dầu nhờn thuộc về ai?

- Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, pha chế dầu nhờn động cơ đốt trong

- Ngoài công bố hợp quy phải công bố tiêu chuẩn áp dụng (TCAD), TCAD không trái với QCVN 14:2018/BKHCN đồng thời chất lượng sản phẩm phải phù hợp với TCAD

Trên đây là toàn bộ thông tin về Quy trình chứng nhận hợp quy dầu nhờn (Cập nhật 2020) do ACC cung cấp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (719 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo