Điều kiện và thủ tục để nhập khẩu dầu nhờn là thắc mắc lớn đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. ACC sẽ giải đáp thắc mắc của khách hàng thông qua Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu dầu nhờn (thủ tục 2023).
Việc sử dụng phương tiện giao thông ở Việt Nam, đây chính là nhu cầu tiềm năng đối với các doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu dầu nhờn (dầu nhớt). Tuy nhiên, điều kiện để nhập khẩu dầu nhờn là gì? Thủ tục thực hiện nhập khẩu dầu nhờn thực hiện như thế nào? Đây là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể hiểu và thực hiện được. Để hỗ trợ khách hàng, ACC xin giới thiệu Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu dầu nhờn (thủ tục 2023).
1. Chính sách nhập khẩu dầu nhờn đối với doanh nghiệp hiện nay
Theo quy định hiện hành, dầu nhờn không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Do vậy, doanh nghiệp có thể nhập khẩu bình thường sau khi thực hiện đầy đủ mọi thủ tục.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì chỉ được phép nhập khẩu và phân phối mặt hàng dầu nhờn sau khi được Bộ Công thương cấp phép. Do vậy, để thực hiện việc nhập khẩu nêu trên công ty phải có Giấy phép được cấp về hoạt động nhập khẩu để phân phối này ngoài Giấy chứng nhận đầu tư được cấp.
Ngoài ra, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài xác định và chịu trách nhiệm về chủng loại hàng hoá phù hợp theo lộ công bố thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của Bộ Công Thương.
2. Thuế suất nhập khẩu dầu nhờn
- Dầu nhờn thuộc HS Code phân nhóm 2710: Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ khác khoáng bi-tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải có thuế nhập khẩu từ 5 -20% và thuế VAT là 10%.
- Dầu nhờn thuộc HS Code phân nhóm 3403: Các chế phẩm bôi trơn có chứa dầu khoáng có hàm lượng nhỏ hơn 70% có thuế nhập khẩu là 10% và thuế VAT là 10%.
3. Công bố hợp quy dầu nhờn nhập khẩu
Theo quy định tại thông tư 06/2018/TT-BTC, từ ngày 15/12/2018, sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong sản xuất, pha chế, nhập khẩu trên thị trường phải áp dụng các quy định của QCVN 14:2018/BKHCN về công bố hợp quy. Các sản phẩm dầu nhờn trên gồm:
- Dầu nhờn động cơ đốt trong (sau đây gọi tắt là dầu nhờn động cơ): Là dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong 4 kỳ và 2 kỳ, bao gồm:
- Dầu gốc khoáng: Dầu được sản xuất có nguồn gốc từ dầu mỏ qua quá trình chưng cất và xử lý
- Dầu tổng hợp: Dầu được tạo ra bằng các phản ứng hóa học từ các hợp chất ban đầu
- Dầu bán tổng hợp: Sản phẩm pha trộn giữa dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp
- Dầu nhờn động cơ 4 kỳ: Dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong 4 kỳ (động cơ bốn chu trình)
- Dầu nhờn động cơ 2 kỳ: Dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong 2 kỳ (động cơ hai chu trình)
Dầu nhờn động cơ đốt trong được sản xuất, pha chế, nhập khẩu đã lưu thông trên thị trường trước ngày 15/12/2018 thì tiếp tục được lưu thông trên thị trường cho đến hết ngày 15/6/2020.
Đối với dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu áp dụng chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 trước khi đưa ra phân phối tại thị trường.
4. Thủ tục hải quan nhập khẩu dầu nhờn
1. Chuẩn bị Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan
Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan gồm:
- Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract): 01 bản sao y
- Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc
- Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản gốc
- Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading)
- Giấy phép (nếu có): 01 bản gốc
- Giấy chứng nhận xuất xứ(Certificate of Origin) (nếu có): 01 bản gốc
- Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có).
2. Khai và nộp Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Doanh nghiệp hoàn thành tờ khai điện tử qua phần mềm và gửi vể cơ quan hải quan.
Nội dung cơ bản của Tờ khai hải quan bao gồm:
- Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai
- Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu
- Thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…
- Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…
- Thuế và sắc thuế
- Ghi chú về tờ khai hải quan.
3. Lấy kết quả phân luồng
Sau khi nộp tờ khai thì doanh nghiệp sẽ phải đợi kết quả phân luồng hệ thống. Sẽ có 3 luồng Xanh, Vàng, Đỏ tùy theo loại hàng hóa. Cụ thể thông tin về các luồng như sau:
Tờ khai luồng xanh: Gồm xanh có điều kiện và xanh không điều kiện
Đối với luồng xanh không điều kiện, doanh nghiệp có thể lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.
Nếu là xanh có điều kiện: Doanh nghiệp phải xuất trình thêm các chứng từ bổ sung như sau:
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
- Giấy kiểm tra chất lượng.
Tờ khai luồng vàng: Khi nhận kết quả phân luồng vàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
- Hợp đồng thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing list)
- Vận đơn
- Giấy phép (nếu có)
- Giấy chứng nhận xuất xứ
Tờ khai luồng đỏ: Khi gặp phải luồng đỏ, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan.
Hồ sơ khai hải quan luồng đỏ:
- Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
- Hóa đơn thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
- Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…
Sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công. Trong trường hợp hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ thì cơ quan hải sẽ mở container kiểm thủ công.
4. Nộp thuế
Người khai hải quan phải nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh, ngân hàng.
Việc xác định mức thuế sẽ tùy mặt hàng khai hải quan và có giấy tờ để ưu đãi giảm thuế hay không.
5. Thông quan hàng hóa
Sau khi thực hiện thực hiện khai báo thủ tục hải quan hàng hóa xong, doanh nghiệp sẽ vận chuyển hàng về.
Trên đây là toàn bộ thông tin do ACC cung cấp về thủ tục hải quan nhập khẩu dầu nhờn.
Nội dung bài viết:
Bình luận