Mẫu quyết định tạm giam mới nhất hiện nay

Bắt giữ là hành vi khống chế và đưa một người vào nơi giam giữ (bảo vệ hoặc kiểm soát hợp pháp), thường là do người đó đã bị nghi ngờ hoặc bị quan sát thấy đã phạm tội. Sau đây, ACC xin gửi đến bạn Mẫu quyết định tạm giam mới nhất hiện nay theo quy định hiện hành. 

Mẫu quyết định tạm giam mới nhất hiện nay

Mẫu quyết định tạm giam mới nhất hiện nay

1. Tạm giam là gì? Những người nào có quyền ra quyết định tạm giam bị can?

Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

(Khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015)

Theo đó, thẩm quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam sẽ thuộc về: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.

2. Mẫu quyết định tạm giam mới nhất hiện nay

2.1. Mẫu số 04-HS: quyết định tạm giam (áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam)

TÒA ÁN.........................(1)                                                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 –––––––––––––––                                                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:..../..... (2)/HSST-QĐTG                                                               –––––––––––––––––––––––

                                                                                                             .........., ngày..... tháng..... năm...... 

QUYẾT ĐỊNH TẠM GIAM

CHÁNH ÁN (PHÓ CHÁNH ÁN) TÒA ÁN(3)..............................

Căn cứ các điều 44, 109, 113, 119, 277 và 278 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

Căn cứ hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số:…/…/TLST-HS ngày…tháng…năm…; 

 Xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị can (bị cáo)(4) để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1

Tạm giam bị can (bị cáo):(5)........................................................................

…………………………..…………………………………………………….

Bị Viện kiểm sát(6)................... truy tố về tội (các tội) (7)............................  Theo điểm (các điểm)........khoản (các khoản).......Điều (các điều)........ của Bộ luật Hình sự.

Thời hạn tạm giam là:(8) ....................., kể từ ngày(9).................................

Điều 2

Cơ sở giam giữ (10)............................................ có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

-  (12).........................;

-  Lưu hồ sơ vụ án.  

 (11)...................

2.2. Mẫu số 05-HS: quyết định tạm giam (áp dụng biện pháp tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam)

TÒA ÁN.........................(1)

–––––––––––––––

Số:..../..... (2)/HSST-QĐTG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

.........., ngày..... tháng..... năm......

QUYẾT ĐỊNH TẠM GIAM

CHÁNH ÁN (PHÓ CHÁNH ÁN) TÒA ÁN(3)..............................

Căn cứ các điều 44, 109, 113, 119, 277 và 278 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

Căn cứ hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số:…/…/TLST-HS ngày…tháng…năm…;

Xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm hoàn thành việc xét xử sơ thẩm,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1

Tạm giam bị cáo:(4)..........................................................................................................................

Bị Viện kiểm sát(5)..................... truy tố về tội (các tội)(6).......................................................................

Theo điểm (các điểm).........khoản (các khoản)...... Điều (các điều)............................ của Bộ luật Hình sự.

Thời hạn tạm giam kể từ ngày(7) .................................................cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm.

Điều 2

Cơ sở giam giữ(8)............................................................................có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

- (10).........................;

- Lưu hồ sơ vụ án.

(9)...............

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

3. Biện pháp tạm giam được áp dụng đối với bị can phạm tội gì? 

Quy định về đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam được thể hiện tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 2 Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 3 Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tạm giam

  1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
  2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

  1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Theo như nội dung quy định trên thì biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với cả tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, có thể kết luận rằng, biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm trong tố tụng hình sự.

4. Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng?

Cụ thể, người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

Trong đó, thân nhân của người bị tạm giam được xác định là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.

(Khoản 8 Điều 3 và khoản 1 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015)

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu quyết định tạm giam mới nhất hiện nay. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo