Luật hình sự là một nhánh luật độc lập bao gồm một cơ quan các quy phạm pháp luật quy định các hình phạt áp dụng đối với người phạm tội. Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành năm 1985 và đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Bộ luật hình sự hiện hành là BLHS 2015. Trong phạm vi bài viết dưới đây, ACC cung cấp đến quý bạn đọc thông tin giải đáp về thắc mắc bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực khi nào.
1. Bộ luật hình sự là gì?
Bộ luật hình sự (BLHS) hay luật hình sự là một bộ luật hoàn chỉnh, bao gồm một tập hợp các hệ thống quy phạm pháp luật hình sự quy định các tội danh và hình phạt, cũng như khung hình phạt cho các tội danh và tội phạm cụ thể.
Luật hình sự là hệ thống pháp luật liên quan đến tội phạm. Nó định nghĩa hành vi bao gồm là đe dọa, có hại hoặc gây nguy hiểm cho tài sản, sức khỏe, sự an toàn và phúc lợi đạo đức của một cá nhân. Hầu hết các luật được làm theo quy chế, tức là luật hình sự do cơ quan lập pháp đưa ra. Luật hình sự bao gồm hình phạt và cải tạo đối với những người vi phạm luật đó.
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự
– Chủ thể của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và tội phạm khi người đó phạm tội.
– Phương pháp cải tạo trong nghề luật hình sự là Lệnh phục tùng. Nhà nước có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước đối với người vi phạm, người vi phạm phải thực hiện mệnh lệnh của nhà nước.
– Luật hình sự là công cụ hữu hiệu để nhà nước đấu tranh với tội phạm, có lợi cho việc giữ gìn trật tự, an ninh xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo vệ môi trường xã hội, xã hội công bằng, dân chủ. Đồng thời, luật hình sự còn giúp bảo vệ độc lập, chủ quyền, lợi ích của đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực khi nào
3. Hiệu lực về không gian của Bộ luật hình sự
Đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
Nguyên tắc áp dụng Bộ luật hình sự đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật hình sự như sau: “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Như vậy, với quy định trên thì Bộ luật hình sự có hiệu lực tuyệt đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam dù người đó là công dân Việt Nam, người nước ngoài, hay người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với đối tượng là người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là trường hợp ngoại lệ được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự: “Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.
Như vậy, Bộ luật hình sự có các quy định ngoại lệ đối với các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp với hai nhóm như sau:
+Theo pháp luật Việt Nam, theo hiệp định Quốc tế mà Việt Nam tham gia thì những đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao là thành viên của đoàn ngoại giao trở lên.
+Theo thông lệ quốc tế thì vợ hoặc chồng hoặc con chưa thành niên của những người kể trên cũng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
Đối với hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Na
Trước hết, đối với công dân Việt Nam, người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam. Đối với đối tượng này khi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam, nguyên tắc áp dụng Bộ luật hình sự tại khoản 6 quy định: “Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này”.
Như vậy, nếu công dân Việt nam hoặc người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội đã thực hiện được quy định trong Bộ luật hình sự. Vì theo nguyên tắc quốc tịch thì công dân Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam ở bất cứ nơi nào, đồng thời phải tuân thủ pháp luật ở nước sở tại.
Đối với người nước ngoài khi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam, nguyên tắc áp dụng Bộ luật hình sự được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Bộ luật hình sự: “Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia”.
Đó là những tội được quy định tại Chương XXIV của Bộ luật hình sự – tội phá hoại hòa bình, chống loài người, tội phạm chiến tranh, các tội phạm các quyền và lợi ích cơ bản của công dân Việt Nam.
Từ những quy định trên, chúng ta có thể thấy rằng hiệu lực theo không gian đối với trường hợp áp dụng cho phạm tội ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam thì sẽ này bị chi phối bởi nguyên tắc quốc tịch.
Theo đó, sẽ chia thành 02 trường hợp:
+ Thứ nhất, công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài: có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015.
+ Thứ hai, người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài: Chỉ khi hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015.
4. Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực khi nào
Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Hiệu lực theo thời gian là phạm vi áp dụng BLHS 2015 đối với hành vi phạm tội trong khoảng thời gian nhất định. Hiệu lực theo thời gian được quy định cụ thể tại Điều 7 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
– Thứ nhất, đối với những điều luật được người thi hành công vụ, áp dụng hình phạt trong một hành vi phạm tội trong các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án ban hành bản án, quyết định thì những điều luật đó chính là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm phạm tội
– Thứ hai, Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Có thể hiểu điều này như sau đối với người có hành vi phạm tội trước thời điểm có điều luật mới ra đời và có hiệu lực như quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn,…..áp dụng xử phạt nặng hơn để tăng mức hình phạt thì những điều luật đó không được phép áp dụng với hành vi vi phạm trước đó bởi lẽ đối với tính hiệu lực theo thời gian thì chỉ được áp dụng tội danh trong tại thời điểm người đó phạm tội và hiệu lực của Điều luật áp dụng đó phải có trước ( chưa bị bãi bỏ hoặc thay thế) hoặc có hiệu lực trong thời điểm phạm tội chứ không thể áp dụng Điều luật sau thời điểm phạm tội.
– Thứ ba, điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Có thể thấy, cũng được hiểu như vấn đề trình bày bên trên thì việc áp dụng điều luật phạm tội căn cứ vào thời điểm là rất quan trọng, không tính đến nội dung trong Điều luật là rất quan trọng là căn cứ xác định tội và tính hiệu lực của bản án quyết định. Không phân biệt nội dung điều luật mới có sau thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật là có lợi hay bất lợi cho người chịu phạt mà phải tuân thủ theo căn cứ vào thời điểm ban hành dẫn chiếu sang thời điểm phạm tội để xác định mức hình phạt. Điều luật được áp dụng là điều luật đang có hiệu lực thi hành vào thời điểm cuối cùng của việc thực hiện tội phạm.
Như vậy, từ những nội dung trên kết hợp với Bộ luật hình sự được ban hành năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có thể thấy đối với pháp luật tính hiệu lực của các bộ luật là rất quan trọng, việc áp dụng đúng căn cứ pháp lý, đúng thời điểm căn cứ đó có hiệu lực được thực hiện và do đúng cơ quan có thẩm quyền áp dụng mới được coi là mang tính pháp luật, có hiệu lực buộc người vi phạm phải tuân thủ theo đúng quy định, không được phép áp dụng sai thời điểm mà tội danh đó đã quá thời gian chấp hành hoặc ban hành tội mới nhưng chưa được phép áp dụng trong thời điểm người có hành vi vi phạm pháp luật. Người thi hành luật buộc phải đáp ứng các điều kiện về hiệu lực không gian, thời gian đối của Bộ luật hình sự được quy định để bảo đảm sự uy tín, tín nhiệm của nhân dân dành cho cấp cơ quan có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề, bảo vệ nhân dân.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực khi nào. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận