Đính chính được hiểu là việc sửa đổi một hay một số nội dung nhất định trong văn bản đã tồn tại trước đó bị sai sót, cần sửa lại cho đúng. Sau đây, Công ty Luật ACC xin gửi đến bạn Mẫu Quyết định đính chính quyết định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.
Mẫu Quyết định đính chính quyết định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Mẫu Quyết định đính chính quyết định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính
CƠ QUAN (1) ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …/QĐ-ĐC |
(2) ……., ngày…. tháng…. năm …….. |
QUYẾT ĐỊNH
Định chính quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính*
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (3)
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Căn cứ Điều 14 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Quyết định số: …./QĐ-GQ
Xét đề nghị của (6) ………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
- Đính chính Quyết định số: (7) …/QĐ- (8)…. ngày ……./…../……. của (9). ……….. (10) ……………
- Lý do đính chính Quyết định số: (7) …/QĐ- (8) ….: (11)
- Nội dung đính chính Quyết định số: (7) …./QĐ- (8)….: (12)
<Điểm… khoản…. Điều ….>(*) đã viết là: ………
Nay sửa lại là: ……………
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ …………..… (13)
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà) (4) ………………….. là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) có liên quan đến quyết định được đính chính tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
a) <Ông (bà)/Tổ chức>(*) (15) ……………………. có liên quan đến quyết định được đính chính tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này. Nếu không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
b) <Ông (bà)/Tổ chức>(*) (15) ………….. có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho (16) ……….…….. để thu tiền phạt (nếu có).
3. Gửi cho (17) ………… để biết và phối hợp thực hiện (nếu có).
4. Gửi cho (18) ……………… để tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lưu: Hồ sơ. |
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (19) (Ký, đóng dấu (nếu có); ghi rõ họ và tên) |
2. Cơ quan nào có quyết định đính chính quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính?
Căn cứ Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính như sau:
Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính
...
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền
Bên cạnh đó tại Điều 14 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính
- Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm đính chính quyết định khi có sai sót về kỹ thuật soạn thảo.
- Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định nếu quyết định có sai sót, vi phạm mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này và khoản 1 Điều này.
- Quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định được lưu trong hồ sơ xử phạt.
Theo đó, thủ trưởng cơ quan đơn vị có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.
Trường hợp quyết định xử lý vị phạm hành chính có sai sót thì thủ trường cơ quan đơn vị phải đính chính lại thông tin quyết định do mình ban hành.
3. Thời hạn đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn thực hiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hạn thực hiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính
- Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định:
a) Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền ban hành quyết định có sai sót. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì không thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;
b) Không áp dụng thời hạn trong việc hủy bỏ toàn bộ quyết định đã được ban hành từ ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
Từ quy định trên, thời hạn thực hiện đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành 01 năm.
Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thì không thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;
4. Trường hợp nào không áp dụng thời hạn đính chính đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về trường hợp không áp dụng thời hạn đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành như sau:
Thời hạn thực hiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính
...
- Không áp dụng thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với các trường hợp sau đây:
a) Quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Có quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;
c) Có kết luận nội dung tố cáo của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo về việc phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;
d) Có bản án, quyết định của Tòa án về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định bị khởi kiện.
...
Theo đó, những trường hợp theo quy định vừa nêu trên không áp dụng thời hạn đính chính đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu Quyết định đính chính quyết định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận