Nghị định 118/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính

Ngày 23/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022, thay thế Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. ACC xin giới thiệu những thông tin về  Nghị định 118/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tìm Hiểu Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Là Gì Tại Timvie
Nghị định 118/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính

1. Xử lí vi phạm hành chính là gì?

Căn cứ pháp lý: Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Xử lí vi phạm hành chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử lí vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác.

2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử lí vi phạm hành chính gồm có:

1) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lí vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

2) Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác nếu thuộc một trong các đối tượng bị áp dụng các biện pháp: giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ Sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính;

3) Việc xử lí vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyển tiến hành theo đúng quy định của pháp luật;

4) Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

5) Việc xử lí vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lí thích hợp;

6) Không xử lí vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Xử lí vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vỉ phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác.

Các biện pháp xử lí hành chính khác được áp dụng đối với cả nhân có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các biện pháp xử lí hành chính khác bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính.

3. Thuộc tính pháp lý văn bản 

Số ký hiệu: 118/2021/NĐ-CP

Ngày ban hành: 23/12/2021

Loại văn bản: Nghị định

Ngày có hiệu lực: 01/01/2022

Ngành: Tư pháp

Lĩnh vực: Xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật

Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký: Chính phủ

Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh

Phạm vi: Toàn quốc

Thông tin áp dụng: Các quy định tại điểm a khoản 1, các khoản 2 và 4 Điều 15 Nghị định này có hiệu lực thi hành đối với các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính được ban hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực

4. Nội dung của Nghị định 118/2021/NĐ-CP

Nghị định bao gồm 5 chương và 43 điều, Nghị định quy định về: Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính; Quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; Áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính; Quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính... Ngoài ra, Nghị định 118/2021/NĐ-CP cũng quy định về hệ thống biểu mẫu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính…..

So với các văn bản quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính trước đây, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP có các nội dung được quy định chi tiết, cụ thể hơn, đồng thời bổ sung nhiều quy định mới phù hợp với các văn bản QPPL hiện hành, cụ thể: 

Nghị định 118/2021/NĐ-CP đã bổ sung quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính: theo đó việc lựa chọn văn bản QPPL để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 7).

Bổ sung quy định cụ thể về việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (tại Khoản 1, Điều 8).

Nghị định cũng quy định cụ thể: về thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính; Ký biên bản vi phạm hành chính; giao Biên bản vi phạm hành chính...

Tại điều 13, quy định về việc hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính: người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) tự mình hoặc theo yêu cầu của người khác phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp: Không đúng đối tượng vi phạm (quy định mới); Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định; Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định; Trường hợp giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính (quy định mới); Trường hợp xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng, áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính (quy định mới); Trường hợp giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Trường hợp có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm; Trường hợp không ra quyết định xử phạt.

Trên đây là  tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Nghị định 118/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo