Mẫu quyết định làm thêm giờ mới nhất và hướng dẫn

Để tránh tình trạng bóc lột sức lao động, người sử dụng lao động khi muốn người lao động làm thêm giò cần phải có sự đồng ý của người lao động, thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt. Sau đây, Công ty Luật ACC xin gửi đến bạn Mẫu quyết định làm thêm giờ mới nhất và hướng dẫn theo quy định hiện hành.

Mẫu quyết định làm thêm giờ mới nhất và hướng dẫn

Mẫu quyết định làm thêm giờ mới nhất và hướng dẫn

1. Thời gian làm thêm giờ là gì? Thời gian làm thêm giờ tối đa được quy định thế nào?

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Thời gian làm thêm giờ tối đa trong 01 ngày được quy định như sau:

- Chế độ làm việc theo ngày đối với những ngày làm việc bình thường: Số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.

Trong đó, thời gian làm việc bình thường được quy định là không quá 08 giờ/ngày. Do đó, thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày không được vượt quá 04 giờ/ngày.

- Chế độ làm việc theo tuần: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

2. Mẫu quyết định làm thêm giờ mới nhất

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

…, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

LÀM THÊM GIỜ TẠI DOANH NGHIỆP

– Thời gian làm thêm: Kể từ ngày … đến ngày … tháng … năm …

– Địa điểm làm thêm: …

– Lý do làm thêm: …

STT

Họ tên

Nghề, công việc đang làm 

Số giờ làm việc trong ngày 

Số giờ làm thêm (trong ngày, tuần …) 

Chữ ký của người lao động

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…, ngày … tháng … năm …

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Ký tên, đóng dấu)

3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định làm thêm giờ

Trong quá trình soạn quyết định làm thêm giò, cần phải lưu ý cách hướng dẫn viết quyết định sau đây để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

– Cần phải ghi rõ thông tin cơ bản, tên của các đơn vị chủ quản, tên của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh muốn tổ chức hoạt động làm thêm giờ cho người lao động;

– Thời gian làm thêm giờ cho người lao động sẽ được bắt đầu từ ngày nào đến ngày nào, địa điểm làm thêm giờ cho người lao động được xác định là tại địa điểm nào, lý do đưa ra quyết định làm thêm giờ đối với người lao động là gì, tuy nhiên cần phải lưu ý là đưa ra lý do hợp lý nhất;

– Tại mục “nghề và công việc đang làm, số giờ làm việc trong ngày”, thì cần phải ghi đúng quy định của pháp luật, tức là trong trường hợp đã sử dụng bảng chấm công và công việc, giờ làm việc không thay đổi trong nhiều ngày, nhiều tháng đã ghi nhận trong bằng. Công đối với người lao động thì người sử dụng lao động không bắt buộc phải có các nội dung này trong quyết định làm thêm giò;

– Tại mục “số giờ làm thêm của người lao động”, thì người sử dụng lao động có thể ghi thỏa thuận riêng đối với người lao động về vấn đề này theo từng ngày hoặc theo từng tuần, theo tháng hoặc theo thỏa thuận kết hợp với nhiều nội dung về thời giờ làm việc;

– Phía cuối quyết định, người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền của người sử dụng lao động sẽ ký tên và đóng dấu, ghi rõ ngày tháng năm ban hành quyết định làm thêm giờ đó.

4. Doanh nghiệp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong trường hợp nào?

Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong 01 năm theo quy định của Điều 61 trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP bao gồm:

- Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp được quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, bao gồm:

+ Thực hiện lệnh động viên, huy động để bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện các lệnh động viên, huy động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh thường được điều chỉnh và hướng dẫn cụ thể bởi các cơ quan có thẩm quyền, và đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt từ phía nhân viên và người lao động. Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của việc bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng.

+ Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phòng ngừa, khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

- Cung cấp dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, đào tạo nghề nghiệp. Cung cấp dịch vụ công bao gồm các hoạt động như cung cấp thông tin, tư vấn, giải quyết thủ tục hành chính, v.v. trong các cơ quan, tổ chức công quyền. Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế cộng đồng,... Cần phải có đủ nhân lực để phục vụ các nhu cầu y tế của cộng đồng, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp hoặc tăng cường. Dịch vụ giáo dục, đào tạo nghề nghiệp bao gồm các hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo, bao gồm trường học, trung tâm đào tạo nghề, trường đại học, v.v. Cần có đủ giáo viên, nhân viên để đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo cho học sinh, sinh viên và người học.

- Công việc trực tiếp liên quan đến sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời gian làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần. Điều này áp dụng cho các công việc mà thời gian làm việc bình thường không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, và việc làm thêm là cần thiết để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện hiệu quả.

5. Quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm cho người lao động

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

  1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, người lao động làm việc vào ban đêm sẽ được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu quyết định làm thêm giờ mới nhất và hướng dẫn. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo