Mẫu quyết định giải thể chi nhánh

Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt các hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh văn phòng đại diện địa điểm kinh doanh. Vậy giải thể chi nhánh được thực hiện như thế nào và mẫu quyết định giải thể chi nhánh, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây.

Mẫu quyết định giải thể chi nhánh

Mẫu quyết định giải thể chi nhánh

1. Giải thể Chi nhánh là gì?

Giải thể chi nhánh có thể được hiểu đơn giản là chấm dứt hoạt động của chi nhánh. Căn cứ Điều 213 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Điều 213. Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

“1. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

3. Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Xem thêm: Mẫu quyết định giải thể chi nhánh công ty TNHH

2. Hồ sơ giải thể chi nhánh gồm những giấy tờ nào?

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-22, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Quyết định của doanh nghiệp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội
  • Danh sách người lao động vào quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh
  • Con dấu của chi nhánh nếu có
  • Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế

Xem thêm: Mãu thông báo giải thể, chấm dứt hoạt động chi nhánh

3. Thủ tục chấm dứt hoạt động chi  nhánh

Cơ sở pháp lý: Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải đăng ký với cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Bước 1: doanh nghiệp gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp nộp đầy đủ bộ hồ sơ như trên theo quy định tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính vào tủ hồ sơ qua mạng điện tử

Bước 2: thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Xem thêm: Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp mới nhất

4. Thủ tục chấm dứt hoạt động chi  nhánh đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài

Thủ tục chấm dứt hoạt động chi  nhánh đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài

Thủ tục chấm dứt hoạt động chi  nhánh đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài

Căn cứ Khoản 4 Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, như sau: "Việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo".

5. Mẫu quyết định giải thể chi nhánh

TÊN DOANH NGHIỆP                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số:……………/QĐ                                       Độc Lập  – Tư Do – Hạnh Phúc

—————

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày………… tháng……… năm………..

CHỦ SỞ HỮU

(hoặc CHỦ TỊCH CÔNG TY hoặc CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN)

(V/v chấm dứt hoạt động chi nhánh)

– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020;

– Căn cứ Nghị định và thông tư hướng dẫn luật doanh nghiệp;

– Căn cứ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh và doanh nghiệp

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Chấm dứt hoạt động chi nhánh ……………………………………………………………………….

– Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động…………ngày cấp…… ……nơi cấp ……….

– Địa chỉ:……………………………………………………………………………………

Điều 2: Lý do chấm dứt hoạt động:

…………………………………………………………………………………………………………………….

Điều 3: Doanh nghiệp …………… chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.

Điều 4 : Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

CHỦ SỞ HỮU (hoặc CHỦ TỊCH CÔNG TY

hoặc CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN)

(Ký đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Nơi nhận:

– Các chủ nợ

– Người lao động

– Cơ quan Thuế

– Lưu

6. Câu hỏi thường gặp

Có cần phải ghi rõ lý do giải thể chi nhánh trong mẫu quyết định không?

Có. Việc ghi rõ lý do giúp minh bạch quá trình giải thể và cung cấp thông tin cần thiết cho các bên liên quan.

Có cần thông báo cho cơ quan quản lý trước khi giải thể chi nhánh không?

Có. Phải thông báo cho cơ quan quản lý, như Sở Kế hoạch và Đầu tư, để hoàn tất các thủ tục pháp lý.

Có phải thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính trước khi giải thể chi nhánh không?

Có. Các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính phải được thanh toán hết trước khi hoàn tất quá trình giải thể.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu quyết định giải thể chi nhánh. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    Triệu Ngọc Ánh
    Có cần phải có sự đồng thuận của tất cả các thành viên hội đồng quản trị để giải thể chi nhánh không?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo