messenger whatsapp viber zalo phone mail

Thủ tục quy trình cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là sự vươn lên mạnh mẽ của những công ty kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa. Việc thành lập các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật. Bài viết cung cấp thông tin, dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, các loại giấy phép trong kinh doanh du lịch.

Giay Phep Lu Hanh Noi Dia

Giấy Phép Kinh Doanh Lữ Hành Nội địa

 

1. Giấy phép lữ hành nội địa là gì?

Giấy phép lữ hành nội địa là giấy phép cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nội địa. Nó đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch, bảo đảm an toàn cho du khách, và giúp thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương thông qua ngành công nghiệp du lịch.

Giấy Phép Kinh Doanh Lữ Hành Nội địa

Quy định về việc cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế có những điểm gì khác nhau, Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Giấy phép lữ hành nội địa và quốc tế 

>>>>>>>Để hiểu thêm về giấy phép kinh doanh mời các bạn đọc thêm bài viết: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định mới 2023

2. Quy trình cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa 

Để thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp phép

Doanh nghiệp chuẩn bị 02 bộ hồ sơ (trong đó 01 bộ lưu tại doanh nghiệp) theo danh mục chúng tôi hướng dẫn phía trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ cấp phép và nộp lệ phí

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thông qua các hình thức sau:

  • Mang hồ sơ đến nộp trực tiếp.
  • Gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
  • Nộp qua cổng dịch vụ công của tỉnh (hiện nay chỉ có một số địa phương có dịch vụ này nên cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện).

Mức lệ phí doanh nghiệp phải nộp để cấp giấy phép là 3.000.000 đồng/giấy phép

Bước 3: Cấp phép

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Sau khi hoàn tất các quy trình trên, kết quả doanh nghiệp nhận được là giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (giấy phép lữ hành nội địa).


Những lưu ý cần biết để tránh bị thu hồi giấy phép lữ hành quốc tế, Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

3. Điều kiện để được cấp giấy phép lữ hành nội địa (giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa)

3.1 Điều kiện về chủ thể xin cấp giấy phép lữ hành nội địa

Chủ thể xin cấp giấy phép lữ hành nội địa là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và có đăng ký kinh doanh ngành nghề tương ứng. Bạn có thể tham khảo các mã ngành nghề kinh doanh thuộc nhóm kinh doanh lữ hành nội địa sau đây:

  1. 7911 – Đại lý du lịch
  2. 7912 – Điều hành tua du lịch
  3. 7920 – Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

3.2 Điều kiện về tài chính

Ky Quy2

Khi xin giấy phép lữ hành nội địa, doanh nghiệp phải thực hiện ký quỹ tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam số tiền là 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng (căn cứ Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ – CP hướng dẫn chi tiết Luật Du lịch 2017)

Đây được xem như là số tiền tối thiểu phải duy trì trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Số tiền doanh nghiệp dùng để ký quỹ sẽ được gửi vào một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng, doanh nghiệp sẽ không được sử dụng số tiền này nhưng có thể thỏa thuận với ngân hàng nơi ký quỹ về việc chi trả lãi suất tiền ký quỹ.

Nếu bạn cần hiểu rõ hơn về ký quỹ thì có thể tham khảo bài viết Tiền ký quỹ là gìCác quy định của pháp luật có liên quan đến ký quỹ của ACC.

3.3 Điều kiện về người phụ trách

Doanh nghiệp muốn xin được giấy phép lữ hành nội địa thì phả có một người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành và đây cũng là người giữ một trong các chức danh sau: Chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Căn cứ thông tư 06/2017 ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì các bằng cấp đào tạo sau được coi là chuyên ngành về lữ hành:

a Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;b.Quản trị lữ hành;c. Điều hành tour du lịch;d. Marketing du lịch;đ. Du lịch;e. Du lịch lữ hành;f. Quản lý và kinh doanh du lịch.h.Quản trị du lịch MICE;i. Đại lý lữ hành;k. Hướng dẫn du lịch;l. Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL.m. Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.

4. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Hồ Sơ đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Lữ Hành Nội địa
Giấy Phép Kinh Doanh Lữ Hành Nội địa

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (theo mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017);
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành do ngân hàng nơi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ cấp.
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng; chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa). Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa gồm những tài liệu gì? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thay đổi giấy phép lữ hành nội địa
 

5. Xử phạt khi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa mà không có giấy phép.

Vì ngành nghề kinh doanh dịch vụ lữ hành là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên bắt buộc phải xin cấp giấy phép con như đã hướng dẫn trên đồng thời phải đảm bảo điều kiện theo quy định trong suốt quá trình kinh doanh.

Căn cứ Nghị định 45/2019/NĐ-CP thì Quý doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động kinh doanh;
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động;
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Thêm vào đó, nếu doanh nghiệp cố tình kinh doanh mà không có giấy phép thì doanh nghiệp còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được khi kinh doanh mà không có giấy phép.

6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa

  • Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
  • Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
  • Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho Sở Du lịch trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
  • Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
  • Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
  • Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
  • Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
  • Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
  • Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
  • Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

7. Dịch vụ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa tại ACC

  • Tư vấn điều kiện đăng ký cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin để hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Soạn thảo hồ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
  • Nhận và giao lại cho khách hàng giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.

8. Công ty luật ACC giải đáp những câu hỏi thường gặp 

Giấy phép lữ hành nội địa là gì?

Giấy phép lữ hành nội địa là giấy phép cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nội địa. Nó đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch, bảo đảm an toàn cho du khách, và giúp thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương thông qua ngành công nghiệp du lịch.

Thời hạn giải quyết cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 và khoản 2 Điều 33 Luật Du lịch, thời hạn giải quyết cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành là 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Phí cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành gồm những gì?

Khi đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp phải nộp phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép theo quy định tại Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định về phí thẩm định cấp GPKD lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa; thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp giấy phép thành lập VPĐD tại Việt Nam của doanh nghiệp lữ hành nước ngoài.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành?

Đối với Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, cơ quan có thẩm quyền cấp phép là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch – nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Đối với Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, cơ quan có thẩm quyền cấp phép là Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành là bao nhiêu?

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 đồng; Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 đồng; Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng; Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa . Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

 

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin
NHẬN BÁO GIÁ

Liên Hệ Với Chúng Tôi

Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay
Tu Van Vien 2






    Bài viết liên quan:

    Đăng ký giấy phép kinh doanh spa cần những gì? [Chi tiết 2023]

    ACC chuyên hỗ trợ đăng ký xin giấy phép kinh doanh Spa mới nhất năm 2020 ⭐ Đơn giản ⭐ Nhanh gọn ⭐ Chuyên nghiệp ☎️ 1900 3330

    Lượt xem: 1.933

    Thủ tục đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh Karaoke [2023]

    Bài viết cung cấp thông tin về điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh karaoke. Kinh doanh karaoke là một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giải trí cho tỉ xuất lợi nhuận cao. Nếu biết cách đầu tư thì kinh doanh karaoke sẽ rất hiệu [...]

    Lượt xem: 2.434

    Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cầm đồ [Chi tiết 2023]

    Với các thủ tục pháp lý khi đăng ký giấy phép kinh doanh cầm đồ đang dần trở nên phức tạp; việc nắm rõ cách thức, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ là điều cần thiết. Bài viết dưới đây cung cấp dịch [...]

    Lượt xem: 1.538

    Mẫu giấy phép kinh doanh dược mới nhất (Cập nhật 2023)

     Một điều kiện bắt buộc phải đảm bảo khi thực hiện kinh doanh dược đó là phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Nhiều người vẫn còn hoang mang đối với giấy phép kinh doanh dược. Bài viết sau đây ACC sẽ chia sẻ về mẫu giấy phép kinh doanh dược [...]

    Lượt xem: 2.049

    Thủ tục quy trình cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

    Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là sự vươn lên mạnh mẽ của những công ty kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa. Việc thành lập các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật. Bài viết cung cấp thông tin, dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, các loại giấy phép trong kinh doanh du lịch.

    Lượt xem: 1.639

    Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh nhà trọ, phòng trọ 2023

    Thủ tục xin cấp, đăng ký giấy phép kinh doanh phòng trọ, nhà trọ, cho thuê nhà ở như thế nào? Việt Nam đang trong thời kì đô thị hóa mạnh mẽ, nơi mà thị trường nhà trọ luôn khan hiếm nhưng nhu cầu lại ngày một tăng. Tuy thời gian hoàn vốn dài và [...]

    Lượt xem: 2.074

    Phản hồi (0)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *