Lập di chúc là cách để cá nhân định đoạt về tài sản của mình sau khi qua đời. Đối với tài sản chung của vợ chồng, việc lập di chúc cần tuân theo các quy định pháp luật cụ thể để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Bài viết này sẽ giải thích các quy định pháp luật liên quan đến việc lập di chúc đối với tài sản chung của vợ chồng, và giải đáp thắc mắc một số câu hỏi pháp lý liên quan thường gặp.
Lập di chúc tài sản chung của vợ chồng
1. Quy định pháp luật về việc lập di chúc
Căn cứ theo Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì di chúc có hai hình thức đó là di chúc được lập thành văn bản và di chúc miệng.Di chúc bằng văn bản bao gồm 04 loại: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực.( Điều 628 Bộ luật dân sự năm 2015).Di chúc phải được lập thành văn bản tiếng Việt có thể viết tay hoặc đánh máy in trên giấy nhìn được, đọc được.
Nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Ví dụ như trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.(Điều 629 Bộ luật dân sự năm 2015)
Di chúc phải được lập theo hình thức luật định và thể hiện rõ ý chí của người lập di chúc. Di chúc có thể được lập bằng văn bản không công chứng, hoặc bằng văn bản công chứng, hoặc di chúc miệng trong trường hợp đặc biệt.Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình, bao gồm tài sản chung của vợ chồng, trong phạm vi luật cho phép.Cụ thể, theo Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì một di chúc được xem là hợp pháp và được pháp luật công nhận thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện về di chúc hợp pháp được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
2. Làm sao để lập di chúc đối với tài sản chung của vợ chồng?
Làm sao để lập di chúc đối với tài sản chung của vợ chồng?
Với tài sản chung, vợ chồng có các quyền định đoạt, chiếm hữu cũng như sử dụng theo thoả thuận của hai vợ chồng ( Theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Nếu không có thoả thuận thì tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình cũng như thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ, chồng.Đồng thời, Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng khẳng định, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sở hữu, định đoạt tài chung. Do đó,để lập di chúc đối với tài sản chung của vợ chồng thì cần phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Xác định tài sản chung: Xác định rõ tài sản chung của vợ chồng mà bạn muốn lập di chúc. Đây có thể là bất động sản, ô tô, tiền mặt, hoặc tài sản khác… theo quy định về tài sản chung tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Thỏa thuận giữa vợ chồng: Để lập di chúc hợp pháp, cả vợ và chồng cần thỏa thuận về việc chia tài sản chung sau khi qua đời. Nếu không có thỏa thuận, di chúc có thể bị coi là không hợp lệ.
- Lập di chúc bằng văn bản: Viết di chúc phải rõ ràng và đầy đủ thông tin về tài sản chung và người thừa kế. Để di chúc có giá trị pháp lý cao hơn, bạn nên công chứng hoặc chứng thực di chúc tại cơ quan có thẩm quyền. Điều này giúp đảm bảo di chúc sẽ được thực hiện đúng theo ý chí của người lập di chúc.
- Lưu trữ di chúc: Giữ gìn di chúc ở nơi an toàn và thông báo cho các bên liên quan biết về nơi lưu trữ di chúc.
3. Mẫu di chúc tài sản chung của vợ chồng
Việc lập di chúc chung của cả vợ và chồng sẽ có thủ tục và mang tính phức tạp. Di chúc chung phản ánh ý muốn chung của hai người nên việc điều chỉnh, thay đổi nội dung di chúc cũng yêu cầu sự thống nhất và đồng ý từ cả hai vợ chồng. Vì vậy,bài viết
dưới đây sẽ gửi đến mọi người mẫu di chúc chung của vợ chồng như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay, ngày … tháng … năm …., tại ……………………………………………….
Chúng tôi là:
Ông: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số: …………………………………………………………..
Cấp ngày: …/…/…, tại: …………………………………………………………….
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………..
Và vợ là bà: …………………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………….
Chúng tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để phòng sau khi có sự chuyển biến đột ngột về sức khỏe, chẳng may chúng tôi mất đi thì các con của chúng tôi sẽ căn cứ vào nội dung Di chúc này để phân chia tài sản của chúng tôi, nhằm đảm bảo được tình thương yêu đoàn kết trong gia đình.
I. DI SẢN ĐỂ LẠI THỪA KẾ
Tài sản chung của chúng tôi có được bao gồm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hiện nay, toàn bộ khối tài sản trên do chúng tôi cùng quản lý sử dụng.
II. NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN
Nay vợ, chồng chúng tôi cùng nhau lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ Di sản của chúng tôi nêu tại mục I của Di chúc này như sau:
Sau khi cả hai chúng tôi đều qua đời (chết) thì Di sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chúng tôi được nêu tại mục I của Di chúc này sẽ giao những người thừa kế có tên dưới đây:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bản Di chúc này là bản cuối cùng do chúng tôi lập để định đoạt tài sản hợp pháp của chúng tôi. Bản Di chúc này được thay thế cho tất cả các bản Di chúc đã lập trước đó.
Chúng tôi khẳng định lập Di chúc này trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tự nguyện, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
Chúng tôi cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung Di chúc này.
Di chúc này được lập trên khổ giấy A4, bằng tiếng Việt, gồm … trang, … bản và được giao cho … mỗi người một bản.
NGƯỜI LẬP DI CHÚC
4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp
Có cần phải công chứng di chúc không?
Mặc dù di chúc không bắt buộc phải công chứng, nhưng việc công chứng giúp bảo đảm tính pháp lý và dễ dàng thực hiện khi người lập di chúc qua đời.
Di chúc có thể thay đổi được không?
Có. Người lập di chúc có quyền thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào trước khi qua đời, miễn là thay đổi được thực hiện đúng quy định pháp luật.
Di chúc lập bằng miệng có giá trị không?
Di chúc miệng chỉ có giá trị trong những trường hợp đặc biệt và phải được lập trong điều kiện đặc biệt (như khi người lập di chúc đang bị nguy hiểm đến tính mạng). Di chúc miệng cần có chứng kiến của hai người.
Nếu vợ/chồng qua đời và di chúc không hợp lệ thì sao?
Nếu di chúc không hợp lệ, tài sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Tòa án sẽ căn cứ vào pháp luật và quy định để phân chia tài sản.
Việc lập di chúc cho tài sản chung của vợ chồng là một bước quan trọng để bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tránh tranh chấp sau khi qua đời. Tuân thủ quy định pháp luật về lập di chúc và đảm bảo di chúc được thực hiện đúng cách là điều cần thiết để bảo vệ ý chí của người lập di chúc và quyền lợi của các người thừa kế. Nếu có vấn đề cần giải quyết, hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để được hỗ trợ trong thời gian ngắn nhất nhé.
Nội dung bài viết:
Bình luận