Trong các giao dịch liên quan đến tài sản chung, việc công chứng các văn bản ủy quyền là một yêu cầu quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cùng các quy định pháp luật liên quan đã quy định rõ ràng những trường hợp bắt buộc phải công chứng văn bản, nội dung hợp đồng ủy quyền, và trình tự thủ tục công chứng. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về vấn đề ủy quyền công chứng tài sản chung, mời các bạn cùng kham khảo.
Vấn đề về ủy quyền công chứng tài sản chung
1. Những Trường Hợp Bắt Buộc Phải Công Chứng Văn Bản Theo Luật Hôn Nhân Gia Đình Năm 2014
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, có một số trường hợp bắt buộc phải công chứng văn bản, đặc biệt là liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Cụ thể:
- Văn bản thoả thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng trước kết hôn Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
- Văn bản thỏa thuận về việc chia tài sản chung vợ chồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Với trường hợp này không bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên để xác thực với người thứ ba thì cần phải công chứng, chứng thực.
- Văn bản thỏa thuận về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và Văn bản uỷ quyền cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Lưu ý, Việc thoả thuận mang thai hộ đối với người mang thai hộ đang có quan hệ hôn nhân phải được sự đồng ý của người chồng
Như vậy, việc ủy quyền công chứng với tài sản chung được Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định đối với ba loại tài sản sau: Bất động sản;Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Việc ủy quyền công chứng với 3 loại tài sản này là bắt buộc và phải đúng với quy định pháp luật.
2. Hồ sơ để Uỷ quyền công chứng bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 40 Luật Công chứng 2014 và Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền bao gồm:
- Hợp đồng ủy quyền được soạn sẵn (hoặc có thể yêu cầu công chứng viên tại văn phòng công chứng soạn thảo.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người ủy quyền và người nhận ủy quyền.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của người ủy quyền hoặc bản sao các giấy tờ thay thế, được pháp luật quy định đối với quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của người ủy quyền, mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu, trong trường hợp hợp đồng ủy quyền liên quan đến tài sản đó.
Ngoài ra nếu vợ, chồng ủy quyền cho nhau thì hồ sơ yêu cầu công chứng còn phải có bản sao Hộ khẩu thường trú của gia đình và bản sao giấy đăng ký kết hôn, thì cần lưu ý những vấn đề sau:
- Các bản sao giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
- Khi nộp hồ sơ ,người yêu cầu công chứng, chứng thực xuất trình bản chính của các giấy tờ đã nêu ở trên để người thực hiện công chứng, chứng thực đối chiếu.
Theo quy định tại Điều 42 và Điều 55 Luật Công chứng 2014, khoản 2 và khoản 6 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, người ủy quyền có thể nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp đồng ủy quyền tại UBND cấp xã nơi có tài sản đất hoặc nộp hồ sơ tại văn phòng công chứng nào thuận tiện nhất để công chứng hợp đồng ủy quyền.
3. Nội dung hợp đồng ủy quyền công chứng tài sản chung
Nội dung hợp đồng ủy quyền công chứng tài sản chung
Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trường hợp ủy quyền công chứng tài sản chung này thuộc về lĩnh vực dân sự, nên hợp đồng ủy quyền công chứng tài sản chung được Bộ luật dân sự năm 2015 điều chỉnh. Vì thế, nội dung hợp đồng ủy quyền công chứng tài sản chung bao gồm:
- Thông Tin Các Bên Liên Quan gồm Bên Ủy Quyền và Bên Được Ủy Quyền: Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp, và các thông tin liên hệ khác của người được ủy quyền.
- Nội dung ủy quyền: Mô tả chi tiết tài sản chung mà hợp đồng ủy quyền liên quan, bao gồm các thông tin như loại tài sản (đất đai, nhà cửa, phương tiện giao thông, tài sản tài chính...), diện tích, địa chỉ, số hiệu giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng, và các chi tiết khác nhằm xác định tài sản một cách rõ ràng.
- Phạm Vi Ủy Quyền:Xác định rõ ràng các quyền hạn mà bên được ủy quyền có thể thực hiện. Phạm vi ủy quyền có thể bao gồm các quyền như quản lý, sử dụng, định đoạt (bán, cho thuê, thế chấp), hoặc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản chung.
- Thời Hạn Ủy Quyền:Ghi rõ thời gian mà hợp đồng ủy quyền có hiệu lực, có thể là một khoảng thời gian cụ thể (ví dụ: 1 năm, 5 năm) hoặc cho đến khi hoàn thành một công việc nhất định. Cũng cần quy định rõ về điều kiện chấm dứt hợp đồng ủy quyền, chẳng hạn như do hết thời hạn hoặc theo yêu cầu của bên ủy quyền.
- Quyền và Nghĩa Vụ Của Các Bên: Quy định các quyền mà bên ủy quyền có, như quyền nhận báo cáo từ bên được ủy quyền, quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, hoặc các quyền khác theo thỏa thuận.Bao gồm nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết, hỗ trợ bên được ủy quyền trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền….
- Quy định về phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng ủy quyền. Thường bao gồm việc thương lượng giữa các bên, hòa giải, hoặc đưa vụ việc ra tòa án có thẩm quyền.
- Các Điều Khoản Khác:Các điều khoản khác mà các bên thấy cần thiết để bổ sung, như quyền sửa đổi hợp đồng, điều kiện bất khả kháng, hoặc các cam kết bổ sung liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy quyền.
- Chữ Ký và Công Chứng: Các bên ký vào hợp đồng trước sự chứng nhận của công chứng viên, sau đó công chứng viên sẽ thực hiện công chứng để hợp đồng có hiệu lực pháp lý.
*Link tải mẫu: Mẫu hợp đồng ủy quyền công chứng tài sản chung.doc.pdf
4. Một Số Câu Hỏi Liên Quan Thường Gặp
Cần phải công chứng hợp đồng ủy quyền trong trường hợp nào?
Hợp đồng ủy quyền phải công chứng trong các trường hợp có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng hoặc các giao dịch lớn như chuyển nhượng, tặng cho tài sản theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015.
Có thể công chứng hợp đồng ủy quyền tại bất kỳ tổ chức công chứng nào không?
Có, miễn là tổ chức công chứng đó có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Chi phí công chứng hợp đồng ủy quyền là bao nhiêu?
Chi phí công chứng phụ thuộc vào tổ chức công chứng và loại hợp đồng, thường được quy định theo biểu phí công chứng do Nhà nước quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 111/2017/TT-BTC
Việc công chứng các văn bản ủy quyền liên quan đến tài sản chung không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là bước quan trọng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên. Bằng cách hiểu rõ các quy định về trường hợp công chứng bắt buộc, nội dung của hợp đồng ủy quyền, cũng như trình tự và thủ tục công chứng, các bên có thể thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung một cách hợp pháp và hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề công chứng tài sản chung và các câu hỏi thường gặp trong thực tiễn.
Nội dung bài viết:
Bình luận