Mẫu đơn yêu cầu chia tài sản chung

Trong quan hệ hôn nhân, vấn đề tài sản chung giữa vợ chồng luôn là một khía cạnh quan trọng và có thể gây ra nhiều tranh chấp. Việc hiểu rõ khi nào có quyền yêu cầu chia tài sản chung, cách thức lập mẫu đơn yêu cầu, và các quy định pháp lý liên quan sẽ giúp các bên bảo vệ quyền lợi của mình một cách hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mẫu đơn yêu cầu chia tài sản chung, thời điểm có thể yêu cầu chia tài sản, và trả lời một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề này.

Mẫu đơn yêu cầu chia tài sản chung

Mẫu đơn yêu cầu chia tài sản chung

1. Khi Nào Thì Được Quyền Chia Tài Sản Chung Của Hai Vợ Chồng?

Theo pháp luật Việt Nam quy định thì Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận ( Khoản 1 Điều 35 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014), trường hợp cả hai không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án phân xử. Cũng chính từ quy định, mà việc chia tài sản chung của hai vợ chồng được diễn ra trong hai khoảng thời gian sau:

  • Trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định thì  Vợ chồng có thể thỏa thuận phân chia tài sản chung bất kỳ lúc nào trong thời kỳ hôn nhân nếu cả hai bên đồng ý. Trường hợp không có thỏa thuận, một trong hai bên có thể yêu cầu tòa án phân chia tài sản nếu cảm thấy quyền lợi bị xâm phạm hoặc có nhu cầu cá nhân cần thiết.
  • Sau khi ly hôn. Khi tòa án đã ra quyết định ly hôn, nếu hai bên không thể tự thỏa thuận về việc phân chia tài sản, họ có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc này. Tài sản sẽ được phân chia dựa trên các nguyên tắc được pháp luật quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 để đảm bảo sự công bằng và quyền lợi của các bên.

2. Mẫu Đơn Yêu Cầu Chia Tài Sản Chung Trong Thời Kỳ Hôn Nhân

Theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận phân chia tài sản chung trừ các trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này, cụ thể đó là những trường hợp sau: 

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, con chưa thành niên, đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ như Nuôi dưỡng, cấp dưỡng;  Bồi thường thiệt hại; Thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; Trả nợ cho cá nhân, tổ chức; Nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước

Do đó, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng hoàn toàn có quyền được thỏa thuận phân chia tài sản chung.Ngoài ra, nếu hai bên không thỏa thuận thì Tòa án có thể giải quyết theo yêu cầu của các bên.Việc thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng phải được lập thành văn bản. Nếu vợ chồng có yêu cầu thì văn bản thỏa thuận tài sản chung có thể được công chứng theo quy định. 

Dưới đây là Mẫu Văn bản thỏa thuận tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, mọi người có thể tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN YÊU CẦU CHIA TÀI SẢN CHUNG

– Căn cứ Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 

– Căn cứ Bộ luật dân sự 2015

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận/huyện …………………………..

Họ và tên nguyên đơn: ………………………………………….………………..…

Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………….

CMND/ CCCD số:…………… Ngày cấp……...….  Do:…………………………..

Nơi đăng ký HKTT……………………………………………………………….…

Nơi ở hiện tại:………………………………………………………………………..

Họ và tên bị đơn: …………………………………………………………………...

Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………….

CMND/CCCD số: ……………… Ngày cấp…………………..  Do: ……………...

Nơi đăng ký HKTT: …………………………………………………………..…….

Nơi ở hiện tại:………………………………………..………………………………

Nội dung việc khởi kiện

Tôi xin được trình bày với Quý Tòa nội dung vụ việc như sau:

……………………………………..……………………………………………….

 Tài sản chung của tôi và ………………………………………………..bao gồm :

……………………………………..……………………………………………….

Căn cứ vào Điều 33, Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014, tôi làm đơn này yêu cầu

Tòa án giải quyết những nội dung sau:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Trên đây là tất cả những gì tôi có thể lưu giữ để gửi cho Quý Tòa làm bằng chứng chứng

minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.

Kính mong Quý tòa xem xét, giải quyết./. 

    Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

*Link tải mẫu:Mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.pdf

3. Mẫu Đơn Yêu Cầu Chia Tài Sản Chung Sau Khi Ly Hôn

Hiện nay pháp luật không có quy định bắt buộc phải đồng thời giải quyết chia yêu cầu tài sản chung của vợ chồng với việc giải quyết ly hôn; mà vợ chồng có thể tách ra giải quyết thành vụ riêng biệt; hoặc tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản.

Do vậy, nhiều cặp vợ chồng khi ly hôn chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết về ly hôn, con chung; còn tài sản chung vợ chồng tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, sau khi ly hôn thì phát sinh mâu thuẫn trong việc sử dụng, định đoạt tài sản chung nên nhiều người muốn chia tài sản.

 Khi vợ chồng không thể tự thỏa thuận được việc phân chia tài sản chung khi ly hôn, họ có quyền khởi kiện tại tòa án để yêu cầu phân chia theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Trong trường hợp này, đơn khởi kiện chia tài sản chung sau ly hôn là một phần không thể thiếu trong quá trình tố tụng.

 Mẫu đơn khởi kiện chia tài sản chung sau ly hôn được soạn thảo trên cơ sở Mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017. Dưới đây là mẫu đơn khởi kiện để các bạn tham khảo:

Mẫu đơn yêu cầu chia tài sản chung.pdf

4. Chi phí yêu cầu Tòa án chia tài sản chung sau ly hôn là bao nhiêu? 

 Chi phí yêu cầu Tòa án chia tài sản chung sau ly hôn là bao nhiêu? 

Chi phí yêu cầu Tòa án chia tài sản chung sau ly hôn là bao nhiêu? 

Về phí yêu cầu chia tài sản sau khi ly hôn tùy thuộc vào giá trị tài sản và tính chất của từng vụ việc. Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm như sau: mức án phí đối với yêu cầu chia tài sản tranh chấp không có giá ngạch là 300.000 đồng. Đối với tài sản tranh chấp có giá ngạch thì án phí quy định như sau:

  • Tài sản dưới 6.000.000 đồng, mức án phí là 300.000 đồng.
  • Tài sản từ 6.000.000 đến 400.000.000 đồng, mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
  • Tài sản từ 400.000.000 đến 800.000.000 đồng, mức án phí là 20.000.000 đồng + 4% của phần vượt quá 400.000.000 đồng.
  • Tài sản từ 800.000.000 đến 2.000.000.000 đồng, mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần vượt quá 800.000.000 đồng.
  • Tài sản từ 2.000.000.000 đến 4.000.000.000 đồng, mức án phí là 72.000.000 đồng + 2% của phần vượt quá 2.000.000.000 đồng.
  • Tài sản trên 4.000.000.000 đồng, mức án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Theo quy định hiện nay thì số tiền tạm ứng án phí trong vụ án không có giá ngạch phải nộp là 300.000 đồng. Đối với vụ án có tranh chấp tài sản; thì tiền phí tạm ứng án phí phải nộp bằng 50% số tiền án phí phải nộp tính trên giá trị tài sản tranh chấp.

5. Một Số Câu Hỏi Liên Quan Thường Gặp

Khi nào tôi có thể yêu cầu tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?

Bạn có thể yêu cầu tòa án chia tài sản chung bất kỳ lúc nào trong thời kỳ hôn nhân nếu cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm hoặc có nhu cầu cá nhân cần sử dụng phần tài sản riêng.

Nếu đã có thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, sau ly hôn tài sản có được chia lại không?

Nếu tài sản đã được chia trong thời kỳ hôn nhân theo thỏa thuận, sau khi ly hôn, tài sản này sẽ không được chia lại trừ khi có thỏa thuận khác hoặc tòa án có quyết định khác về việc này.

Tôi có thể tự thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn mà không cần khởi kiện không?

Có, bạn và vợ/chồng cũ có thể tự thỏa thuận về việc phân chia tài sản sau ly hôn. Thỏa thuận này cần được lập thành văn bản và có sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tính pháp lý.

Việc chia tài sản chung giữa vợ chồng, dù trong thời kỳ hôn nhân hay sau khi ly hôn, đều đòi hỏi sự hiểu biết về pháp luật và cẩn trọng trong việc thực hiện các thủ tục cần thiết. Nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình là yếu tố quan trọng để bảo vệ quyền lợi cá nhân. Trong các trường hợp cần thiết, việc tham khảo ý kiến của luật sư chuyên nghiệp sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo