Khi hôn nhân không còn là bến đỗ hạnh phúc và các bên quyết định đi đến ly hôn, việc phân chia tài sản chung giữa vợ chồng là một trong những vấn đề phức tạp cần được giải quyết. Đặc biệt, đối với những cặp vợ chồng sở hữu cổ phần trong các doanh nghiệp, việc phân chia tài sản chung là cổ phần khi ly hôn như thế nào là câu hỏi lớn đặt ra cho rất nhiều người? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này, giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình trong trường hợp ly hôn.
Chia tài sản chung là cổ phần khi ly hôn như thế nào?
1. Cổ phần có được xem là tài sản chung của hai vợ chồng không?
Cổ phần có được xem là tài sản chung của hai vợ chồng hay không thì điều này còn phụ thuộc vào thời gian hình thành khối tài sản ( cổ phần) này là trong giai đoạn nào của hôn nhân.
Cụ thể, theo quy định Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng quy định thì Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Do đó, nếu cổ phần được mua hoặc nhận trong thời gian hai vợ chồng chung sống và không có thỏa thuận rõ ràng về việc phân chia, cổ phần đó thường được xem là tài sản chung. Tuy nhiên, nếu cổ phần là tài sản riêng của một bên trước khi kết hôn hoặc được tặng cho riêng trong thời gian hôn nhân, nó sẽ được xem là tài sản riêng theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
2. Chia tài sản chung là cổ phần khi ly hôn như thế nào?
Pháp luật ưu tiên sự thỏa thuận giữa các bên trong việc chia tài sản chung khi ly hôn, tuyên nhiên, nếu khi cả hai bên không thỏa thuận được thì việc chia tài sản chung là cổ phần khi ly hôn phải tuân thủ các quy định về nguyên tắc phân chia tài sản chung được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
Áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản này, thì việc chia tài sản chung là cổ phần khi ly hôn sẽ được chia như sau:
- Khi cổ phần được xác định là tài sản chung, hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung này.
- Trường hợp không thể thỏa thuận, thương lượng được với nhau, thì có thể khởi kiện ra Toà án.
Trong trường hợp mà hai bên không thương lượng được với nhau mà nhờ vào sự can thiệp của Tòa án, thì lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra:
2.1. Trường hợp vợ và chồng đều là cổ đông Công ty
Nếu vợ và chồng đều là cổ đông trong công ty thì sẽ được xem xét là tranh chấp các thành viên trong kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty
- Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
2.2. Trường hợp chỉ có một trong hai vợ hoặc chồng là cổ đông Công ty
Nếu là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc là cổ đông sáng lập thì không được chuyển nhượng cổ phần đó do còn ảnh hưởng đến quyền lợi và vị thế trong kinh doanh, được quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.Khi đó việc phân chia sẽ thực hiện bằng cách quy đổi số lượng cổ phiếu thành giá trị hiện hữu.
- Nếu trong trường hợp được chuyển nhượng số cổ phần kia (theo điều lệ công ty hoặc theo luật định) thì có thể chuyển và nhận số cổ phiếu tương ứng.
Như vậy, khi ly hôn nếu hai vợ chồng có tài sản chung là cổ phần thì ưu tiên việc hai bên tự thỏa thuận với nhau để phân chia. Trường hợp không thống nhất được với nhau thì sẽ đưa ra Tòa để giải quyết dựa theo nguyên tắc phân chia tài sản chung là cổ phần sẽ chia đôi cho hai vợ chồng nhưng sẽ tính thêm các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nếu cổ phần đó không thể chuyển nhượng được thì sẽ quy đổi số cổ phần đó thành giá trị hiện hữu để phân chia.Điều này có thể bao gồm cả việc bán cổ phần để chia giá trị hoặc một bên giữ lại cổ phần và trả cho bên còn lại một khoản tiền tương ứng.
3. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của hai vợ chồng là khi nào?
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của hai vợ chồng là khi nào?
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về chế độ tài sản chung vợ chồng, pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các cặp vợ chồng nên việc phân chia tài sản vợ chồng có thể được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân, ngay tại thời điểm ly hôn hoặc sau khi ly hôn tùy thỏa thuận. Và từ đó thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của hai vợ chồng cũng được xác định phụ thuộc vào hai yếu tố chính: đó là thời gian mà hai vợ chồng chia tài sản chung và chia tài sản chung theo hình thức nào?
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp
Cổ phần do một bên đứng tên có được xem là tài sản chung không?
Cổ phần do một bên đứng tên vẫn có thể được xem là tài sản chung nếu nó được mua trong thời gian hôn nhân theo khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và không có thỏa thuận về việc chia tài sản riêng theo quy định tại về tài sản riêng tại Điều 43 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
Có cần phải định giá cổ phần trước khi chia không?
Đúng, việc định giá cổ phần là cần thiết để xác định giá trị tài sản chung và tiến hành chia theo đúng quy định pháp luật.
Có thể thỏa thuận chia cổ phần ngoài tòa án không?
Hoàn toàn có thể. Vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc chia cổ phần trước hoặc trong quá trình ly hôn, và tòa án sẽ công nhận thỏa thuận nếu nó phù hợp với pháp luật ( theo khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014)
Phân chia tài sản sau khi ly hôn là một quy định bắt buộc phải thực hiện, Hai bên (vợ và chồng) có thể tự nguyện thỏa thuận việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng và các nghĩa vụ tài chính khác hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Việc xác định cổ phần có phải là tài sản chung, thời điểm và cách thức chia đều cần tuân thủ đúng quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình này, có thể trao đổi với luật sư chúng tôi để đảm bảo quá trình ly hôn diễn ra thuận lợi và công bằng.
Nội dung bài viết:
Bình luận