Phân chia tài sản sở hữu chung theo phần

Phân chia tài sản sở hữu chung theo phần là một trong những vấn đề thường gặp, đặc biệt trong các mối quan hệ pháp lý như gia đình, đồng sở hữu, hay khi giải quyết các tranh chấp về tài sản. Bài viết này sẽ phân tích sự khác nhau giữa sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất, cùng các quy định pháp luật liên quan đến việc phân chia tài sản sở hữu chung theo phần, thời điểm chấm dứt quyền sở hữu chung theo phần, và giải đáp những câu hỏi thường gặp về vấn đề này.

Phân chia tài sản sở hữu chung theo phần

Phân chia tài sản sở hữu chung theo phần

1. Sự Khác Nhau Giữa Sở Hữu Chung Theo Phần và Sở Hữu Chung Hợp Nhất

Theo pháp luật về dân sự hiện nay quy định tại Điều 207 Bộ luật Dân sự 2015, sở hữu chung được định nghĩa là sở hữu chung của nhiều chủ thể đối với tài sản. Và được chia thành 2 loại gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.Sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất là hai hình thức sở hữu chung có những điểm khác biệt quan trọng:

Tiêu chí

Sở hữu chung theo phần

Sở hữu chung hợp nhất

Cơ sở pháp lý

Điều 209 Bộ luật dân sự 2015

Điều 210 Bộ luật dân sự 2015

Khái niệm

Là sở hữu mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung

Là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

Chủ thể

Phạm vi chủ thể rộng hơn, là các chủ sở hữu chung của tài sản đó

Là các chủ sở hữu chung cùng giữ, hoặc giao cho một người trong số họ, hoặc giao cho người thứ ba giữ tài sản chung mà không thể chuyển giao phần quyền của mình đối với tài sản.

Khách thể

Tài sản chung

Không phải tài sản chung

Nội dung

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản tuân theo quy định tại Điều 209 về sở hữu chung theo phần

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản tuân theo quy định tại Điều 210 về sở hữu chung hợp nhất

2. Quy Định Pháp Luật Về Việc Phân Chia Tài Sản Sở Hữu Chung Theo Phần

Khoản 1 Điều 209 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.” Trong sở hữu chung theo phần, mỗi đồng chủ sở hữu biết trước được tỷ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.Cụ thể: 

2.1. Quyền lợi của các đồng sở hữu

Trong sở hữu chung theo phần, quyền lợi của các đồng chủ sở hữu có liên quan mật thiết với nhau khi họ thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu. Vì vậy, khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung theo phần phải được tiến hành trên cơ sở thoả thuận và nhất trí giữa các đồng chủ sở hữu. Điều 216 BLDS đã quy định: “Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Khi tài sản thuộc sở hữu chung được sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh mà sinh lợi, thì số lợi đó sẽ được chia cho các đồng chủ sở hữu theo tỷ lệ phần quyền tương ứng của mỗi người. Khoản 1 Điều 217 BLDS xác định: “Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Tương tự như vậy khi phải chi phí để duy trì, củng cố tài sản chung thì mỗi đồng chủ sở hữu cũng phải chịu một phần chi phí theo tỷ lệ phần quyền của người đó.

2.2. Phân chia của các đồng sỡ hữu

Căn cứ theo Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Nếu các bên thỏa thuận được về việc phân chia, quá trình này có thể được thực hiện dưới hình thức văn bản phân chia tài sản chung. Trong trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu công chứng để đảm bảo tính pháp lý. Nếu không thể thỏa thuận, các bên có quyền yêu cầu tòa án phân chia tài sản.

Việc xác định giá trị tài sản là cơ sở quan trọng để thực hiện phân chia. Giá trị này có thể do các bên thỏa thuận hoặc do cơ quan thẩm định giá xác định, nhằm bảo đảm sự công bằng cho các bên.

3. Thời Điểm Chấm Dứt Quyền Sở Hữu Chung Theo Phần

Thời Điểm Chấm Dứt Quyền Sở Hữu Chung Theo Phần

Thời Điểm Chấm Dứt Quyền Sở Hữu Chung Theo Phần

Sở hữu chung theo phần cũng là một hình thức của sỡ hữu chung, nó được xác lập trên cơ sở các chủ sở hữu cùng liên kết, góp vốn với nhau tạo nên một khối tài sản chung, khối tài sản sản đó thuộc sở hữu chung của các chủ thể. Chính vì thế việc chấm dứt quyền sỡ hữu được luật quy định cụ thể tại Điều 220 Bộ luật dân sự năm 2015, quy định về các trường hợp chấm dứt sở hữu chung như sau:

  • Tài sản chung đã được chia.Khi các bên thỏa thuận hoặc tòa án quyết định phân chia tài sản chung, quyền sở hữu chung theo phần chấm dứt, mỗi bên trở thành chủ sở hữu riêng lẻ của phần tài sản đã được chia
  • Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung.
  • Tài sản chung không còn.Trong trường hợp tài sản chung bị tiêu hủy hoặc không còn tồn tại, quyền sở hữu chung theo phần cũng chấm dứt.
  • Trường hợp khác theo quy định của luật. Ví dụ như trường hợp một trong các đồng sở hữu chuyển nhượng phần tài sản của mình cho người khác, quyền sở hữu chung của người chuyển nhượng chấm dứt và người nhận chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu mới của phần tài sản đó.

4. Một Số Câu Hỏi Liên Quan Thường Gặp

Có thể phân chia tài sản sở hữu chung theo phần mà không cần công chứng không?

Nếu các bên thỏa thuận phân chia tài sản chung và không có yêu cầu công chứng, văn bản phân chia vẫn có giá trị pháp lý, tuy nhiên việc công chứng sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của các bên trong trường hợp có tranh chấp.

Trường hợp không thể thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung thì phải làm sao?

Nếu không thể thỏa thuận, các bên có quyền khởi kiện ra tòa án yêu cầu phân chia tài sản chung theo quy định pháp luật.

Khi một bên muốn bán phần tài sản của mình, các đồng sở hữu khác có quyền gì?

Theo quy định, các đồng sở hữu khác có quyền ưu tiên mua lại phần tài sản của bên muốn bán. Nếu không mua, bên bán có thể chuyển nhượng phần tài sản đó cho người khác.

Phân chia tài sản sở hữu chung theo phần là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về pháp luật và sự thỏa thuận giữa các bên liên quan. Việc nắm rõ các quy định về sự khác nhau giữa sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất, quy định về phân chia tài sản, cũng như thời điểm chấm dứt quyền sở hữu chung, sẽ giúp các bên thực hiện quá trình này một cách hợp lý và hiệu quả. Qua bài viết, hy vọng rằng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích về phân chia tài sản sở hữu chung theo phần và các vấn đề liên quan.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo