Quyền định đoạt tài sản chung hợp nhất

Quyền định đoạt tài sản chung hợp nhất là quyền quan trọng của các bên sở hữu tài sản, đặc biệt là trong mối quan hệ hôn nhân hoặc đồng sở hữu tài sản. Việc nắm rõ quy định pháp luật về quyền định đoạt, các trường hợp vi phạm, cũng như quyền lợi của bên thứ ba ngay tình giúp bảo vệ quyền lợi cho tất cả các bên liên quan. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về quyền định đoạt tài sản chung hợp nhất theo quy định của pháp luật.

Quyền định đoạt tài sản chung hợp nhất

Quyền định đoạt tài sản chung hợp nhất

1. Quy định pháp luật về quyền định đoạt tài sản chung hợp nhất 

Theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Cũng từ quy định trên, ta thấy tài sản chung hợp nhất là tài sản thuộc quyền sở hữu chung không phân chia của nhiều người, trong đó không xác định được phần sở hữu riêng của từng người. Quyền định đoạt tài sản chung hợp nhất yêu cầu sự đồng ý của tất cả các bên sở hữu, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định cụ thể về từng loại tài sản.Cụ thể, Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền định đoạt tài sản chung hợp nhất như sau:

  • Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
  • Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
  • Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
  • Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
  • Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Cũng tương tự như vậy, trong quan hệ vợ chồng, theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng bao gồm các tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Việc định đoạt tài sản chung, đặc biệt là các tài sản có giá trị lớn như nhà đất, tài sản đăng ký quyền sỡ hữu khác đều  phải được cả hai vợ chồng đồng ý.( Điều 35 Luật hôn nhân gia đình năm 2014)

2. Trong trường hợp có vi phạm về quyền định đoạt tài sản chung, quyền lợi của bên thứ ba ngay tình có được đảm bảo không? 

Việc định đoạt tài sản chung khi chưa có sự đồng ý của các đồng sở hữu khác được xem là hành vi trái pháp luật, và những hợp đồng được giao kết trong trường hợp này có thể bị xem là tuyên bố vô hiệu một phần hay toàn phần theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2015.

Đối với trường hợp có vi phạm về quyền định đoạt tài sản chung này mà bên thứ ba ngay tình tham gia giao dịch thì quyền lợi của bên này có thể được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Cụ thể, căn cứ Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

  • Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực.
  • Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
  • Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
  • Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định pháp luật  nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Như vậy, nếu bên thứ ba ngay tình giao dịch với người không có quyền định đoạt tài sản, nhưng họ không biết và không có nghĩa vụ phải biết về việc vi phạm, quyền lợi của họ có thể được bảo vệ. Trong trường hợp này, giao dịch có thể không bị vô hiệu, và bên thứ ba ngay tình có thể được giữ lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại nếu giao dịch bị hủy bỏ.

3. Hạn chế quyền định đoạt đối với tài sản chung

 Hạn chế quyền định đoạt đối với tài sản chung

Hạn chế quyền định đoạt đối với tài sản chung

Vì lợi ích chung của xã hội và để bảo đảm ổn định giao lưu dân sự trong những trường hợp nhất định, Điều 196 Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định việc hạn chế quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Đó là những trường hợp tài sản bị kê biên, hoặc tài sản đã được đem đi làm vật bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Nếu các quan hệ đặt cọc, thế chấp chấm dứt, quyết định kê biên tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không còn hiệu lực, thì quyền định đoạt của chủ sở hữu được khôi phục.Tại Điều 196 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc hạn chế quyền định đoạt như sau:

  • Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
  • Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
  • Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.Ví dụ như Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua .(Khoản 3 Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015)

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định việc cấm hoặc hạn chế định đoạt tài sản khi tài sản đó đang bị tranh chấp hoặc bị cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển nhượng theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp

Nếu một trong các đồng sở hữu tài sản chung hợp nhất tự ý bán tài sản mà không có sự đồng ý của các đồng sở hữu khác thì giao dịch có hợp pháp không? 

Giao dịch này có thể bị vô hiệu nếu không có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu. Tuy nhiên, nếu bên thứ ba ngay tình tham gia giao dịch thì quyền lợi của họ có thể được bảo vệ theo quy định pháp luật.

Vợ hoặc chồng có thể tự ý bán tài sản chung như nhà đất mà không cần sự đồng ý của bên kia không? 

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, việc định đoạt tài sản chung có giá trị lớn, bao gồm nhà đất, phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Nếu không, giao dịch có thể bị vô hiệu.

Bên thứ ba ngay tình có phải trả lại tài sản nếu giao dịch bị tuyên vô hiệu không? 

Trong trường hợp giao dịch bị tuyên vô hiệu, bên thứ ba ngay tình có thể phải trả lại tài sản. Tuy nhiên, họ có thể được bồi thường thiệt hại từ người đã giao dịch với họ mà không có quyền định đoạt.

Việc định đoạt tài sản chung có thể bị cấm trong trường hợp nào? 

Việc định đoạt tài sản chung có thể bị cấm nếu tài sản đó đang bị tranh chấp, đang là tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ khác, hoặc bị cấm bởi cơ quan có thẩm quyền.

Việc hiểu rõ quyền định đoạt tài sản chung hợp nhất giúp các bên đồng sở hữu quản lý và sử dụng tài sản một cách hợp lý, đồng thời tránh được các tranh chấp pháp lý. Trong trường hợp có vi phạm về quyền định đoạt, quyền lợi của bên thứ ba ngay tình cũng có thể được bảo vệ theo quy định pháp luật. Để đảm bảo tính hợp pháp và tránh rủi ro, các bên nên tham khảo ý kiến pháp lý trước khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo