Chuẩn mực kế toán (Cập nhật 2024)

Kế toán (tiếng Anh: Accounting) là quá trình ghi chép, lưu lại những giao dịch diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để dựa vào đó phân tích và lập báo cáo tổng kết tình hình tài chính cho ban giám đốc công ty. Theo VCCI thì “Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp”. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về chuẩn mực kế toán thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

Chuẩn Mực Kế Toán

chuẩn mực kế toán

1. Kế toán là gì?

Nếu dạo qua một vòng, có thể các bạn sẽ bắt gặp những khái niệm máy móc khác nhau về kế toán. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi không làm như vậy. Mọi thứ cần được đơn giản hoá. Và dưới đây là khái niệm dễ hiểu nhất về kế toán.

Kế toán là quá trình ghi lại các giao dịch tài chính liên quan đến các hoạt động của một doanh nghiệp.

Quy trình kế toán bao gồm tóm tắt, phân tích và báo cáo các giao dịch tài chính cho các cơ quan giám sát, cơ quan quản lý và tổ chức thu thuế.

Báo cáo tài chính được sử dụng trong kế toán là một bản tóm tắt ngắn gọn về các giao dịch tài chính trong một kỳ kế toán, tóm tắt các hoạt động, tình hình tài chính và dòng tiền của công ty.

Kế toán là một trong những chức năng chính đối với mọi doanh nghiệp. Công việc của kế toán có thể được xử lý bởi một kế toán viên tại công ty nhỏ hoặc thậm chí là một phòng kế toán với hàng chục, hàng trăm nhân viên kế toán ở công ty lớn.

Các báo cáo được tạo ra bởi các luồng kế toán khác nhau giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt.

2. Đối tượng của kế toán là gì?

Có 2 đối tượng của kế toán, cụ thể:

– Tài sản của đơn vị bao gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn:

  • Tài sản ngắn hạn: là tài sản được đầu tư trong thời gian ngắn, có sự dao động, chuyển đổi và thu hồi vốn trong vòng một năm.
  • Tài sản dài hạn là những tài sản có thời gian chuyển đổi, đầu tư và có thể thu hồi trong một thời gian dài, dao động trên 12 tháng hoặc sau nhiều chu kỳ kinh doanh.

– Sự vận động của tài sản: bao gồm biến động làm tăng và biến động làm giảm, được thực hiện dựa trên 3 quá trình, cụ thể:

  • Quá trình 1: Mua hàng (bao gồm sự tham gia của các yếu tố như tiền, nguyên vật liệu, thuế GTGT,…);
  • Quá trình 2: Sản xuất (gồm các nguyên vật liệu và tài sản bị hao mòn, phát sinh chi phí sản xuất);
  • Quá trình 3: Bán hàng (thu lại lợi nhuận sẽ tác động đến sản phẩm, chi phí bán hàng,…);

3. Kế toán viên là gì?

Bất kể quy mô của doanh nghiệp to hay nhỏ, kế toán là một chức năng cần thiết để nhà quản trị có thể ra quyết định, lập kế hoạch chi phí và đo lường hiệu quả kinh tế.

Một kế toán viên có thể xử lý hầu các công việc kế toán cơ bản, tuy nhiên kế toán viên công chứng được chứng nhận (CPA) nên được đảm nhiệm các nhiệm vụ kế toán quan trọng hơn.

Có hai loại kế toán quan trọng cho doanh nghiệp đó là kế toán quản trị và kế toán chi phí. Kế toán quản trị giúp đội ngũ quản lý đưa ra quyết định kinh doanh trong khi kế toán chi phí giúp chủ doanh nghiệp quyết định một sản phẩm nên có giá bao nhiêu.

Kế toán viên chuyên nghiệp tuân theo một bộ tiêu chuẩn được gọi là Nguyên tắc kế toán khi lập báo cáo tài chính.

4. Các loại kế toán trong doanh nghiệp

4.1. Kế toán tài chính

Kế toán tài chính là các quy trình được sử dụng để tạo báo cáo tài chính tạm thời và hàng năm.

Kết quả của tất cả các giao dịch tài chính xảy ra trong một kỳ kế toán được tóm tắt vào bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Báo cáo tài chính của hầu hết các công ty được kiểm toán hàng năm bởi một công ty bên ngoài.

4.2. Kế toán quản trị

Kế toán quản trị sử dụng nhiều dữ liệu giống như kế toán tài chính nhưng nó được tổ chức và sử dụng thông tin theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể kế toán quản trị tạo báo cáo hàng tháng hoặc theo quý mà nhóm quản lý của một doanh nghiệp có thể sử dụng để đưa ra quyết định về cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

Kế toán quản trị cũng bao gồm nhiều khía cạnh khác của kế toán. Về cơ bản thì bất kỳ thông tin nào có thể hữu ích cho quản lý đều nằm ở đây.

4.3. Kế toán chi phí

Giống như kế toán quản trị giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về quản lý thì kế toán chi phí cũng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định về chi phí.

Về cơ bản, kế toán chi phí xem xét tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất một sản phẩm. Các nhà phân tích, quản lý, chủ doanh nghiệp và kế toán sử dụng thông tin này để xác định giá sản phẩm.

Trong kế toán chi phí, tiền được coi là một yếu tố kinh tế trong sản xuất, trong khi đối với kế toán tài chính thì tiền được coi là thước đo hiệu quả kinh tế của một công ty.

5. Công việc của kế toán là gì?

Trong một tổ chức doanh nghiệp, với mỗi vị trí và cấp bậc khác nhau, người làm kế toán sẽ đảm nhận những công việc và và nhiệm vụ không giống nhau. Tuy vậy nhưng nhìn chung thì công việc của một kế toán viên bao gồm những công việc chính xoay quanh:

– Ghi chép lại các hoạt động tài chính của doanh nghiệp;

– Kiểm tra sổ sách kế toán;

– Lập chứng từ cho tất cả các hoạt động tài chính có liên quan;

– Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính cho quản lý doanh nghiệp;

6. Chuẩn mực kế toán là gì?

– Chuẩn mực kế toán là tập hợp những nguyên tắc, các yêu cầu cơ bản để hướng dẫn người làm kế toán nhận thức, ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức.

– Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau:

+ Mục đích của chuẩn mực

+ Phạm vi của chuẩn mực

+ Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực

+ Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu cầu về lập và trình bày báo cáo tài chính.

7. Đặc điểm chuẩn mực kế toán Việt Nam

Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế

Các chuẩn mực này được soạn thảo dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành nhưng có sửa đổi bổ sung một số điều. Điều này được thể hiện rõ ở Luật kế toán 2015: “ Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam”.

Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế giúp cho hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam sớm đạt được công nhận của quốc tế.

Số lượng chuẩn mực kế toán của Việt Nam chưa tương đương với số lượng chuẩn mực kế toán quốc tế tuy được soạn thảo dựa trên chuẩn mực kế toán thế giới.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 26 chuẩn mực đã được Bộ Tài chính ban hành qua 5 đợt gồm 5 Quyết định và 6 Thông tư. Đợt 1: Ban hành ngày 31/12/2001 gồm 4 chuẩn mực và đợt 2 ban hành ngày 31/12/2002 gồm 6 chuẩn mực kế toán. Đợt 3 ban hành ngày 30/12/2003 gồm 6 chuẩn mực kế toán. Đợt 4 ban hành ngày 15/02/2005 gồm 6 chuẩn mực. Sau mỗi lần ban hành chuẩn mực đều có thông tư hướng dẫn đi kèm hướng dẫn cách hạch toán cụ thể trong từng trường hợp.

Như vậy, so với số lượng 38 chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có (bao gồm 9 IFRS và 29 IAS) thì Việt Nam còn thiếu nhiều chuẩn mực tuơng đương. Điều đó cho thấy số lượng chuẩn mực kế toán còn hạn chế cần được nghiên cứu biên soạn để phù hợp và bắt kịp với thế giới.

8.Ý nghĩa của chuẩn mực kế toán đối với doanh nghiệp

– Sự ra đời của chuẩn mực kế toán giúp minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, có khả năng phản ánh đúng về thực trạng của doanh nghiệp và cơ sở để so sánh tình hình tài chính giữa doanh nghiệp với nhau.

– Tạo niềm tin đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đánh giá về thông tin tài chính được minh bạch của các doanh nghiệp.

– Đối với doanh nghiệp muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán cần phải công khai minh bạch thông tin và báo cáo tài chính phải trung thực. Chuẩn mực kế toán là tiêu chuẩn chung để các doanh nghiệp lập và trình bày báo cáo tài chính, là căn cứ để các nhà đầu tư quan tâm có thể kiểm tra soát xét tính trung thực của Báo cáo tài chính. Do đó, chuẩn mực kế toán tạo điều kiện thị trường chứng khoán phát triển và thu hút vốn đầu tư.

Trên đây là một số thông tin về chuẩn mực kế toán. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (511 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo