Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, điều kiện lao động mà doanh nghiệp phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của nhân viên. Bài viết dưới đây sẽ trình bày rõ ràng và đầy đủ những nội dung quan trọng trong thủ tục thành lập bộ phận y tế trong doanh nghiệp giúp người đọc có cái nhìn tổng quan phục vụ cho việc kinh doanh của mình.
Thủ tục, quy trình thành lập bộ phận y tế trong doanh nghiệp
1. Công ty hay doanh nghiệp nào cũng bắt buộc phải có bộ phận y tế hay không?
Đối với doanh nghiệp hoạt đọng trong các lĩnh vực; ngành nghề chế biến; bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc; sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại; đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng; người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
- Doanh nghiệp sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
- Doanh nghiệp sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/ y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
- Doanh nghiệp sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
- Doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực; ngành nghề trên đây thì phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
- Doanh nghiệp sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;
- Doanh nghiệp sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;
- Doanh nghiệp sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác.
2. Điều kiện người làm công tác y tế ở doanh nghiệp
Yêu cầu đối với người làm công tác y tế ở doanh nghiệp
- Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: Bác sỹ, Bác sỹ y tế dự phòng; Cử nhân Điều dưỡng; Y sỹ, Điều dưỡng trung học, Hộ sinh viên;
- Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
Nhiệm vụ của người làm công tác y tế ở doanh nghiệp
- Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu; thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động; tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe; khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động; tư vấn các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;
- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu; cấp cứu người bị nạn khi xảy ra tai nạn lao động; sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;
- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động; phòng, chống bệnh nghề nghiệp; nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định;
- Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);
- Phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.
3. Cấp Quyết định thành lập bộ phận Y tế trong doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ
- Tờ trình xin đăng ký thành lập bộ phận y tế trong doanh nghiệp;
- Bản sao công chứng Quyết định thành lập công ty hoặc giấy phép đầu tư;
- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp chuyên môn của các thành viên trong bộ phận y tế;
- Lý lịch cán bộ phụ trách bộ phận Y tế trong doanh nghiệp;
- Danh sách trích ngang các thành viên;
- Tờ xin đăng ký mẫu chữ ký của người phụ trách bộ phận y tế trong doanh nghiệp.
Cách thức thực hiện
- Khi tổ chức có nhu cầu thành lập bộ phận y tế trong doanh nghiệp; đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Y tế nghe hướng dẫn trình tự về thủ tục.
- Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Y tế:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ: Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ; trả kết quả hướng dẫn chỉnh sửa đúng yêu cầu.
4. Thủ tục thông báo bộ phận y tế
Sau khi đã tổ chức được bộ phận y tế, doanh nghiệp phải thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
Trường hợp doanh nghiệp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo yêu cầu trên đây thì doanh nghiệp phải tìm và ký hợp đồng với một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo yêu cầu sau đây:
- Cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo yêu cầu;
- Có mặt kịp thời tại doanh nghiệp khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp cũng phải gửi thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
6. Tại sao nên lựa chọn dịch vụ thành lập bộ phận y tế trong doanh nghiệp của ACC?
Hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7 thông qua emai, website và trong tất cả giờ hành chính hàng tuần thông qua hotline của công ty.
Giá dịch vụ pháp lý cạnh tranh.
Quy trình, hồ sơ, cung cấp dịch vụ pháp lý chi tiết, rõ ràng, cụ thể.
Đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm, với trình độ chuyên môn cao, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu cần tư vấn của khách hàng trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
Cam kết thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng, hiệu quả.
Cung cấp trọn gói các dịch vụ pháp lý sau thành lập để doanh nghiệp có thể chính thức đi vào hoạt động.
Giảm thiểu tối đa việc khách hàng phải đi lại, chúng tôi cung cấp pháp lý tận nơi, từ việc tư vấn ban đầu, nhận hồ sơ và trả kết quả cho quý khách.
Hỗ trợ tư vấn pháp lý trọn đời cho doanh nghiệp.
6. Những thắc mắc thường gặp khi thành lập bộ phận y tế trong doanh nghiệp
Chi phí dịch vụ thành lập bộ phận y tế trong doanh nghiệp là bao nhiêu?
- ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Có đại diện theo ủy quyền làm việc với các cơ quan có thẩm quyền không?
- ACC luôn hướng đến sự tiện ích, lợi ích và nhu cầu của khách hàng. ACC có đội ngũ nhân viên đầy đủ kiến thức; trình độ để đảm nhận việc đại diện theo ủy quyền.
Khách hàng cần cung cấp gì khi thành lập công ty?
- Khách hàng chỉ cần cung cấp CMND/CCCD/Hộ chiếu cho ACC. ACC sẽ hoàn thiện tất cả các hồ sơ còn lại.
Nội dung bài viết:
Bình luận