Mức phạt vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là bước khởi đầu quan trọng để hoạt động kinh doanh được pháp luật bảo hộ. Việc không tuân thủ các quy định về đăng ký có thể gây ra nhiều hệ lụy, không chỉ ảnh hưởng đến người kinh doanh mà còn đến cả cộng đồng. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về các mức phạt đối với những hành vi vi phạm trong quá trình đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Mức phạt vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Mức phạt vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh cá thể

1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên trong một hộ gia đình đứng ra đăng ký. Đây là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến nhất tại Việt Nam, đặc biệt phù hợp với các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô vừa và nhỏ.

Hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp, buôn bán hàng rong, ăn vặt, buôn bán, kinh doanh lưu động, thời vụ, người làm dịch vụ thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng tại địa phương. Một vài đặc điểm của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Tuy nhiên, nếu chủ hộ muốn có con dấu riêng thì vẫn có thể tự khắc tên kinh doanh, địa chỉ, mã số thuế.

Đăng ký kinh doanh có thể là cá nhân hay hộ gia đình.

Hộ kinh doanh cá nhân chỉ có thể kinh doanh tại một địa điểm cụ thể.

2. Ai có quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể?

Theo Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định đối tượng có quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh như sau:

- Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định, trừ các trường hợp sau đây:

+ Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định nêu trên chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

3. Mức phạt vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh cá thể

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;

+ Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;

+ Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;

+ Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.

Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;

+ Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.

+ Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp chưa đăng ký đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

(Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP)

4. Đối với hộ kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì áp dụng mức phạt của cá nhân hay tổ chức?

Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế hiện nay đang được áp dụng theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Theo đó căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 3. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

...

Người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn;

- Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;

- Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

- Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;

- Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

- Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định này thì hộ kinh doanh không nằm trong đối tượng xử phạt là tổ chức.

Và bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

...

  1. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền

a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

b) Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

c) Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể theo điểm d khoản này.

d) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Theo đó đối với hộ gia đình, hộ kinh doanh thì hiện nay áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân, và từ đó đối chiếu với quy định tại điểm a khoản 4 để xác định được mức phạt tiền phù hợp với quy định hiện hành.

5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn là bao lâu?

Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế

  1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.

b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:

Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.

Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.

6. Câu hỏi thường gặp

Mức phạt đối với các hành vi vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh là cố định và không thay đổi?

Không. Mức phạt có thể thay đổi tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm, mức độ nghiêm trọng và quy định pháp luật hiện hành.

Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh?

Có. Quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người vi phạm chỉ bị phạt hành chính một lần cho cùng một hành vi vi phạm?

Không. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, người vi phạm có thể bị xử phạt nhiều lần hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Mức phạt vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo