Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, sự nâng cao ý thức của người dân kết hợp với sự tăng cường hoạt động của các cơ quan chức năng đã góp phần giảm thiểu tỷ lệ phạm tội, số vụ phạm tội tại Việt Nam, tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn còn nhiều phức tạp, mức độ, tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng, có tính chất côn đồ, bạo lực với xu hướng “trẻ hóa” đối tượng phạm tội. Vậy thì đối với những hành vi về tội không tố giác tội phạm sẽ xử lý như thế nào theo Bộ luật hình sự. Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu qua bài viết sau đây:
Khi nào bị xử lý về tội không tố giác tội phạm?
1. Tội không tố giác tội phạm là gì?
Tội không tố giác tội phạm là người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 390 Bộ luật hình sự 2015
Theo đó, không tố giác tội phạm, được hiểu là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về một trong các tội phạm được Bộ luật Hình sự quy định (tại Điều 389) mà mình biết rõ là đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện.
2. Các yếu tố cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm là cơ sở quan trọng để xác định tội danh đối với một hành vi trái pháp luật. Theo đó, để một hành vi không tố giác tội phạm trở thành tội phạm thì cần thoả mãn bốn yếu tố cấu thành tội phạm sau:
- Mặt khách quan: có hành vi dưới dạng không hành động là không tố giác với cơ quan có thẩm quyền về tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện.
- Khách thể: hành vi không tố giác tội phạm xâm phạm đến hoạt động việc điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng và trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của cơ quan nhà nước.
- Mặt chủ quan: người thực hiện hành vi với lỗi cố ý, biết rõ việc không tố giác tội phạm sẽ ảnh hưởng đến quan hệ pháp luật mà nhà nước bảo vệ nhưng vẫn mặc cho hậu quả xảy ra, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc xử lý tội phạm.
- Chủ thể: người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 19 BLHS 2015 thì ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng hoặc người bào chữa của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm về tội không tố giác tội phạm trừ các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Trách nhiệm pháp lý khi không tố giác tội phạm
Khi một cá nhân không thực hiện nghĩa vụ tố giác tội phạm với cơ quan nhà nước về tội phạm mà mình biết rõ thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hành vi không tố giác chỉ được coi là tội phạm. Khi hành vi phải tố giác có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà người không tố giác phải biết rõ đây là hành vi tội phạm. Ví dụ: A không biết rõ B đã bị xử lý hành chính về tội trộm cắp tài sản nên khi thấy B trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng A không tố giác B không phạm tội không tố giác tội phạm.
4. Các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm
Không phải mọi trường hợp không tố giác tội phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự, pháp luật hình sự Việt Nam quy định về việc không tố giác các loại tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 389 BLHS 2015 và không thuộc các trường hợp về chủ thể được quy định tại khoản 2, 3 Điều 19 BLHS thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 390 BLHS 2015).
Bên cạnh đó, pháp luật hình sự Việt Nam còn quy định trường hợp người không tố giác nếu đã có hành động ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại tội thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt (khoản 2 Điều 390 BLHS 2015). Đây là quy định nhằm khuyến khích người dân phối hợp với cơ quan nhà nước hạn chế hậu quả cũng như khuyên người phạm tội ra đầu thú, tự thú, góp phần trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm của đất nước.
5. Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm
Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm đều là hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động tư pháp của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm có những điểm khác biệt sau:
- Che giấu tội phạm trong nhận thức của người thực hiện hành vi là không biết trước hành vi phạm tội và cũng không có hứa hẹn gì với người thực hiện hành vi phạm tội còn không tố giác tội phạm là biết rõ hành vi phạm tội đã, đang và sẽ xảy ra nhưng vẫn không báo với cơ quan có thẩm quyền.
- Thời điểm của hành vi che giấu tội phạm là sau khi tội phạm đã thực hiện xong, còn với hành vi không tố giác tội phạm là trong mọi thời điểm khi hành vi phạm tội đang diễn ra.
- Hành vi của việc che giấu tội phạm thường là che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm, cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Còn không tố giác tội phạm không là báo với cơ quan có thẩm quyền tội phạm đã, đang và sẽ xảy ra.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Hình phạt cao nhất đối với người không tố giác là gì?
Hình phạt cao nhất đối với người không tố giác có thể lên tới 06 năm tù giam có thời hạn.
6.2. Sự khác nhau của không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm?
Che giấu tội phạm là việc người nào không hứa hẹn trước; nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội; dấu vết, tang vật của tội phạm; hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.
Còn không tố giác tội phạm là việc biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện; hoặc đã được thực hiện mà không tố giác.
Như vậy, trong trường hợp nhất định về loại tội phạm và chủ thể thực hiện hành vi thì người không tố giác tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Tội không tố giác tội phạm gây ảnh hưởng rất lớn đối với người bị hại và trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân thì quý bạn đọc cần nắm rõ và hiểu về các quy định của pháp luật về tội không tố giác tội phạm.
Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề Khi nào bị xử lý về tội không tố giác tội phạm?. Trong thời gian kham khảo, nếu quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC qua số hotline hoặc website của Luật ACC để được hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận