Bị can có được quyền giữ im lặng không?

Khi đối mặt với một vụ án hình sự, một trong những quyền cơ bản mà bất kỳ ai bị nghi ngờ phạm tội đều được hưởng đó là quyền giữ im lặng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quyền này và ý nghĩa của nó. Vậy, bị can có quyền im lặng không? Và quyền này có ý nghĩa như thế nào trong quá trình tố tụng hình sự? Bài viết này Công ty luật ACC sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.

Bị can có được quyền giữ im lặng không?

Bị can có được quyền giữ im lặng không?

1. Quyền giữ im lặng là gì? 

"Quyền im lặng" còn được gọi là quyền Miranda bắt nguồn từ một án lệ ở Mỹ.

Quyền im lặng được hiểu việc pháp luật cho phép người bị buộc tội im lặng trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử, nhằm tránh tự buộc tội hoặc tự đưa ra lời khai chống lại chính mình. 

Thông thường quyền này được được thể hiện thông qua câu nói: “Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa”.

Nguyên tắc “quyền Miranda” được pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới ghi nhận. Công ước châu Mỹ về quyền con người cũng khẳng định rằng bất kỳ người bị buộc tội nào đều không bắt buộc phải làm nhân chứng chống lại chính mình hoặc nhận tội; quyền im lặng ở Đức được đảm bảo rất rộng: Bị cáo có quyền không khai báo, không nhận tội từ khi bị tình nghi đến khi bị xét xử.

2. Bị can có được quyền giữ im lặng không?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam mà cụ thể là Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không có quy định nào đề cập cụ thể đề cập đến khái niệm quyền im lặng của bị can. 

Tuy nhiên, nội dung của quyền im lặng bị can vẫn được thể hiện trong Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 tại Điểm d khoản 2 Điều 60 quy định bị can có quyền “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.”

Ngoài ra, trước đây BLTTHS năm 2003 đã có một số quy định ban hành có đề cập tới một phần nội hàm của quyền im lặng mặc dù không được quy định một cách rõ ràng. Cụ thể:

Điểm c, khoản 2 Điều 48 và điểm c, khoản 2 Điều 49 quy định người bị tạm giữ, bị can có quyền “Trình bày lời khai”. Đây chính là một phần của quyền im lặng vì đã là quyền thì họ có thể trình bày lời khai hoặc không thực hiện việc trình bày lời khai. Việc họ không trình bày lời khai hoàn toàn thông qua việc họ im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng. Thực tế họ có thể im lặng (nếu họ muốn), cơ quan tiến hành tố tụng không có quyền bắt họ phải khai báo bằng các biện pháp không hợp pháp.

Như vậy, mặc dù không dùng chính xác thuật ngữ “quyền im lặng”, nhưng việc quy định bị can không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội đã thể hiện bị can có được quyền im lặng. 

3. Một số vấn đề về quyền im lặng trong điều tra vụ án hình sự 

Một số vấn đề về quyền im lặng trong điều tra vụ án hình sự 

Một số vấn đề về quyền im lặng trong điều tra vụ án hình sự 

Để đảm bảo “quyền im lặng” nêu trên các cơ quan điều tra cần quán triệt thực hiện một số vấn đề sau:

  • Nhận thức đúng về quyền khai báo của người bị buộc tội

 "Quyền im lặng" chỉ áp dụng khi chưa có người bào chữa, và không đồng nghĩa với "không khai báo". Người bị buộc tội có quyền không khai báo khi không có luật sư chứng kiến, nhưng không buộc phải khai báo chống lại chính mình. Điều tra viên cần giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội và thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền bào chữa.

  • Đổi mới tư duy tố tụng trong điều tra vụ án

Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm chứng minh tội phạm, không dựa vào lời khai duy nhất của người bị buộc tội. Cần áp dụng nguyên tắc "suy đoán vô tội", trọng chứng cứ hơn lời khai, và tránh thay thế nguyên tắc này bằng "suy đoán có tội".

  • Nâng cao chất lượng đội ngũ điều tra viên 

Cần đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật và các yếu tố bổ trợ (ngoại ngữ, tin học). Đồng thời, cải thiện điều kiện vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật để thu thập chứng cứ, đặc biệt là trong các vụ án có yếu tố công nghệ.

4. Các câu hỏi thường gặp 

Tại sao bị can có quyền giữ im lặng?

  • Bảo vệ quyền con người: Quyền giữ im lặng là một phần của quyền được đối xử công bằng và nhân đạo. Nó giúp bảo vệ bị can khỏi việc bị ép cung, tra tấn để khai nhận.
  • Đảm bảo tính khách quan của vụ án: Việc bị can có quyền giữ im lặng giúp đảm bảo rằng lời khai của họ là tự nguyện và dựa trên bằng chứng chứ không phải do áp lực.
  • Ngăn chặn oan sai: Quyền này giúp giảm thiểu rủi ro kết tội oan sai vì những lời khai bị ép buộc hoặc không chính xác.

Nếu bị can không sử dụng luật sư, liệu họ vẫn được hưởng quyền giữ im lặng?

Có. Quyền giữ im lặng là quyền cơ bản của mọi công dân và không phụ thuộc vào việc có luật sư bào chữa hay không. Tuy nhiên, việc có luật sư sẽ giúp bị can hiểu rõ hơn về quyền của mình và bảo vệ quyền lợi tốt hơn.

Quyền giữ im lặng có áp dụng cho cả giai đoạn tố tụng sơ thẩm và phúc thẩm không?

Có. Quyền giữ im lặng được áp dụng trong suốt quá trình tố tụng, bao gồm cả giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm. Bị can có quyền giữ im lặng tại phiên tòa và không buộc phải trả lời các câu hỏi của HĐXX.

Qua phân tích trên, hy vọng bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi “Bị can có được quyền giữ im lặng không?”. Quyền này không chỉ đảm bảo tính công bằng trong quá trình tố tụng mà còn giúp bảo vệ bị can khỏi những lời khai bị ép buộc hoặc không chính xác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ cụ thể, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty luật ACC để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tâm. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo