Xe máy là một phương tiện giao thông phổ biến và thường có giá trị tài sản lớn trong gia đình. Việc xác định xe máy là tài sản chung hay riêng của vợ chồng là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong trường hợp ly hôn hoặc phân chia tài sản. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi xe máy là tài sản chung hay riêng và giải đáp các thắc mắc thường gặp liên quan đến xe máy trong quan hệ hôn nhân.
Xe máy là tài sản chung hay riêng?
1. Xe máy là tài sản chung hay riêng?
Việc xác định xe máy là tài sản chung hay riêng của vợ chồng còn phụ thuộc vào thời điểm mua xe máy và thỏa thuận của hai vợ chồng.
Cụ thể, Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, cũng như tài sản được tặng cho chung hoặc thừa kế chung. Vì vậy, xe máy được mua trong thời kỳ hôn nhân từ thu nhập chung của vợ chồng được xem là tài sản chung, không phụ thuộc vào việc ai là người đứng tên trên giấy tờ sở hữu.
Ngược lại, nếu xe máy là tài sản được mua trước khi kết hôn, mua bằng tài sản riêng hoặc được tặng cho, thừa kế riêng, thì theo Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 sẽ được coi là tài sản riêng của người sở hữu. Tuy nhiên, trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc quyết định sáp nhập xe máy vào tài sản chung theo Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì xe máy được xem là tài sản chung của hai vợ chồng.
2. Chồng có thể đại diện vợ đứng tên trên xe máy là tài sản chung của hai vợ chồng được không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2015 quy định thì xe máy là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về việc một người có thể đại diện người khác đứng tên trên giấy tờ sở hữu xe máy. Tuy nhiên, trong thực tế, một người vẫn có thể mua xe máy và đứng tên trên giấy tờ xe nếu có sự đồng ý và ủy quyền của bên kia.
Cụ thể, theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung sẽ do vợ chồng thỏa thuận, riêng đối với Bất động sản; Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. thì vợ chồng phải lập thành văn bản.
Điều này có nghĩa là chồng hoàn toàn có thể đại diện vợ đứng tên trên xe máy là tài sản chung của vợ chồng nếu hai người đã có sự thỏa thuận và đồng ý bằng văn bản. Điều này nhằm đảm bảo rằng việc đứng tên không làm thay đổi tính chất sở hữu tài sản, tức xe vẫn được xem là tài sản chung.
3. Chồng muốn bán xe máy có cần sự đồng ý của vợ không?
Chồng muốn bán xe máy có cần sự đồng ý của vợ không?
Theo quy định tại của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ chồng có có thể có tài sản chung và tài sản riêng, trong đó tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Trong đó, quy định đoạt đối với từng loại tài sản cụ thể như sau:
- Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình.
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
Ngoài ra, Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
Tuy nhiên nếu tài sản là bất động sản; Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình thì Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của hai vợ chồng.
Như vậy, Xe máy được xác định tài là sản chung là động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, nên nếu một trong hai bên vợ hoặc chồng muốn bán xe thì về nguyên tắc vẫn phải có sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản của bên còn lại.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Như vậy, nếu người vợ làm văn bản ủy quyền hợp lệ đồng ý cho người chồng bán xe thì khi đi công chứng hợp đồng mua bán không cần người vợ phải đi cùng và người vợ cũng không cần ký vào hợp đồng mua bán xe.
Trường hợp xe máy được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng thì vợ, chồng có quyền định đoạt đối với tài sản riêng của mình mà không cần phải có sự đồng ý của bên còn lại.
4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp
Xe máy được mua trong thời kỳ hôn nhân nhưng đứng tên một người có phải là tài sản chung không?
Có. Xe máy được mua trong thời kỳ hôn nhân, dù đứng tên một người, vẫn được xem là tài sản chung nếu không có thỏa thuận khác giữa vợ chồng.
Xe máy được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân có phải là tài sản chung không?
Không. Xe máy được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của người được thừa kế, và không được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Xe máy do vợ mua bằng tiền riêng nhưng đứng tên chồng có được coi là tài sản riêng không?
Nếu vợ có đủ bằng chứng chứng minh rằng xe máy được mua bằng tiền riêng của mình (ví dụ từ tài sản riêng hoặc tiền thừa kế), thì xe máy vẫn được xem là tài sản riêng của vợ dù đứng tên chồng.
Nếu ly hôn, xe máy là tài sản chung sẽ chia như thế nào?
Tài sản chung sẽ được chia theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hai bên. Nếu không thỏa thuận được, tòa án sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để chia theo quy định của pháp luật, thường là chia đôi nhưng có xét đến công sức đóng góp của mỗi bên.
Việc xác định xe máy là tài sản chung hay riêng phụ thuộc vào thời điểm mua và nguồn gốc tài sản. Nếu xe máy được mua trong thời kỳ hôn nhân từ thu nhập chung, đó sẽ là tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp muốn bán hoặc định đoạt xe máy, cả hai vợ chồng đều phải có sự thỏa thuận. Để tránh tranh chấp, vợ chồng nên thống nhất và lập thỏa thuận bằng văn bản khi cần định đoạt tài sản chung.
Nội dung bài viết:
Bình luận