Quy định về vốn điều lệ của hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể khi đăng ký kinh doanh thì có quy định về vốn điều lệ hộ kinh doan như thế nào? Nếu có thì căn cứ vào văn bản nào? Đây là một số thắc mắc chúng tôi thường nhận được. Sau đây mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết.

Vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể
Vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể

1. Khái niệm và ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể

Nghị định 01/2021/NĐ-CP tại điều 79 quy định:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Theo đó, hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh là cá nhân hoặc hộ gia đình bỏ vốn ra để thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Như vậy, vốn điều lệ của hộ kinh doanh không tách rời với tài sản của chủ hộ kinh doanh.

Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể

Cá nhân, hộ gia đình thường đăng ký hộ kinh doanh cá thể thay vì công ty, doanh nghiệp bởi vì

  • Khách hàng không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) để tránh phiền hà phức tạp về thuế như phải nộp tờ khai, nộp báo cáo quý, báo cáo tài chính…
  • Cá nhân, hộ gia đình có mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít;
  • Có nhu cầu hợp pháp hóa hình thức kinh doanh của mình, cần giấy phép khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra

Đối tượng không cần phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh.

2. Quy định về vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể 

Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, quy định giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có thông tin về số vốn điều lệ. Tuy nhiên, trước khi quyết định đăng ký số vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh; chủ hộ kinh doanh cần cân nhắc những vấn đề sau:

  • Vốn điều lệ không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Mọi hộ kinh doanh dù có vốn điều lệ nhiều hay ít đều có quyền lợi; trách nhiệm bình đẳng như nhau.
  • Vốn điều lệ nên được đăng ký phù hợp với ngành, nghề kinh doanh; quy mô và chiến lược kinh doanh của hộ kinh doanh.
  • Nếu chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh sau khi đã dùng hết số vốn điều lệ để thanh toán các khoản nợ mà vẫn còn. Chủ hộ kinh doanh phải dùng tài sản của mình để thanh toán hết các khoản nợ đó.

Hiện nay, pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Việc chọn số vốn điều lệ cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm và nền tảng của chủ hộ kinh doanh. Nếu là hộ kinh doanh mới chưa có kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý kinh doanh thì nên để số vốn vừa phải, đủ khả năng của mình. Khi việc kinh doanh bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, có dấu hiệu phát triển dần dần thì mới nên đăng ký tăng vốn điều lệ lên cao hơn.

Lưu ý

Hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp; không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh:

  • Vốn cao hay thấp;
  • Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất; có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm;
  • Mặt hàng của hộ kinh doanh này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.

Hơn nữa, các loại thuế và cách tính thuế cho hộ kinh doanh cá thể thường phụ thuộc vào doanh thu hàng năm; chứ không có một mức cố định.

Theo Khoản 1 Điều 3, Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CPP ngày 04/10/2012 quy định mức lệ phí môn bài mà hộ kinh doanh phải đóng:

“1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

3. Hồ sơ thủ tục đăng ký thành lập

https://youtu.be/YARHN044HKo

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể 

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  2. Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
  3. Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).

Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:

  1. Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
  2. Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
  3. Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
  4. Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
  5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).

Địa điểm đăng ký

Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Ngoài ra có thể đăng ký online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. Sau khi đăng ký, hồ sơ sẽ được chuyển tiếp về Phòng Tài chính – Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế của UBND quận, huyện liên quan để xét duyệt hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi thông báo về tài khoản đăng ký kinh doanh của chủ hộ để hẹn ngày lấy giấy phép. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung hoặc bị từ chối, chủ hộ cũng sẽ nhận được thông báo trực tiếp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh.

Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 Lệ phí giải quyết

Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.

4. Mọi người cùng hỏi/ Câu hỏi thường gặp

1. "Vốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi của chủ doanh nghiệp?"

Trả lời: Vốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể xác định mức đầu tư ban đầu và quyền sở hữu, ảnh hưởng đến trách nhiệm tài chính và phạm vi hoạt động của chủ doanh nghiệp.

2. "Vốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể cần tuân thủ những quy định nào?"

Trả lời: Vốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể phải tuân thủ quy định của pháp luật về tài chính, thuế và quản lý doanh nghiệp.

3. "Vốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể được điều chỉnh sau khi đăng ký không?"

Trả lời: Có, vốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể được điều chỉnh theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Trên đây là vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể (cập nhật 2022) được cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ACC để được tư vấn cụ thể.

Website: https://accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo