Trong quy trình thủ tục thành lập công ty, Đăng ký vốn điều lệ là một trong những thủ tục quan trọng và cần thiết để chủ thể kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Bài viết này cung cấp quy định về vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp theo đúng quy chuẩn luật doanh nghiệp đang hiện hành.
1. Khái niệm vốn điều lệ
Hiện nay, khái niệm vốn điều lệ đã được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp 2014, cụ thể là tại khoản 29 Điều 4. Theo đó, vốn điều lệ được hiểu là “tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”.
Tài sản để góp vào vốn điều lệ có thể là các tài sản sau:
- Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam
Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn vào công ty bao gồm các quyền sau:
- Quyền tác giả
- Quyền liên quan đến quyền tác giả
- Quyền sở hữu công nghiệp
- Quyền đối với giống cây trồng
- Các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Lưu ý: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới được quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn vào công ty.
Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm, vậy tăng vốn điều lệ để làm gì? Mục đích chính của tăng vốn điều lệ là gia tăng cường năng lực tài chính, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ phải tuân thủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
Có thể thấy, vốn điều lệ không chỉ là vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (vốn điều lệ càng cao thì càng có nhiều cơ hội đầu tư) mà còn là sự cam kết về trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên/ cổ đông với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp trong trường hợp trách nhiệm vật chất của công ty TNHH và công ty cổ phần là hữu hạn.
Không những thế, vốn điều lệ còn cơ sở để phân chia lợi nhuận của các thành viên góp vốn/ cổ đông trong công ty.(Tham khảo thêm bài viết Công Ty Mới Thành Lập Cần Làm Những Gì)
2. Mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp
Hiện nay, pháp luật hiện hành chỉ quy định một số ngành nghề kinh doanh đặc biệt mới phải đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định) khi thành lập doanh nghiệp. Còn những ngành nghề kinh doanh bình thường thì không bắt buộc mức vốn tối thiểu.
Vậy những ngành nghề nào bắt buộc mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp? Đó là những ngành nghề như: Kinh doanh bất động sản; kinh doanh cảng hàng không, sân bay; kinh doanh vận tải hàng không; kinh doanh dịch vụ hàng không; dịch vụ đảm bảo an toàn hàng hải,....(được quy định chi tiết trong các Nghị định).
Đối với những ngành nghề không bắt buộc vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Mặc dù pháp luật không quy định những không phải vì thế mà các chủ sở hữu lại lựa chọn số vốn quá thấp hoặc quá cao. Bởi lẽ việc lựa chọn vốn điều lệ quá thấp sẽ khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng không có tiềm lực về tài chính và không thể thực hiện những dự án kinh doanh có quy mô lớn.
Còn nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao, nếu có rủi ro xảy ra chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm với số vốn mà mình đã đăng ký. Lúc này chắc chắn chủ sở hữu sẽ dễ rơi vào tình trạng phá sản hoặc giải thể.
Như vậy, mặc dù pháp luật không quy định về vốn pháp định đối với những ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện nhưng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty, các chủ sở hữu doanh nghiệp nên lựa chọn số vốn điều lệ phù hợp nhất.
Trên đây là những thông tin về vốn điều lệ công ty và quy định về mức vốn điều lệ khi thành lập công ty. Nếu còn có thắc mắc gì thêm, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Bài Viết Cùng Chủ Đề Thành Lập Công Ty
- Thủ Tục Thành Lập Công Ty 2019 (Trọn Vẹn - Đúng Quy Định)
- Điều Kiện Thành Lập Công Ty Mới Nhất
- Tổng hợp chi phí thành lập công ty Trọn Vẹn (cập nhật 2020)
- Nên Thành lập Công Ty Cổ Phần Hay Công Ty TNHH
- Các Bước Thành Lập Công Ty Cổ Phần (Thủ Tục Mới Nhất )
- Các Bước Thành Lập Công Ty TNHH Một Thành Viên Mới Nhất
- Doanh Nghiệp Mới Thành Lập Cần Phải Làm Những Gì? (Thủ Tục 2019)
- Thủ Tục Kế Toán Thuế, Bảo Hiểm Cho Công Ty Mới Thành Lập
- Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Công Ty Trọn Vẹn Đúng Pháp Lý Của ACC
Nội dung bài viết:
Bình luận