Nhu cầu vay vốn để đầu tư, kinh doanh hay tiêu dùng là rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Vay vốn ngân hàng là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Để hiểu rõ hơn về Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết sau.

Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng
I. Thế chấp quyền sử dụng đất là gì?
Thế chấp quyền sử dụng đất là hình thức vay vốn ngân hàng mà người vay sử dụng quyền sử dụng đất của mình để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Khi vay thế chấp đất, người vay sẽ ký hợp đồng thế chấp với ngân hàng và cam kết sẽ trả nợ đầy đủ cả gốc lẫn lãi. Nếu người vay không trả nợ đúng hạn, ngân hàng có quyền thu hồi tài sản thế chấp để thanh toán khoản vay.
II. Có được vay tiền bằng GCN QSDĐ hay không?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn và các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn. Theo đó, hồ sơ đăng ký thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng theo khoản 1 Điều 29 Thông tư 39/2016/TT-NHNN bao gồm:
- Hồ sơ đề nghị vay vốn:
+ Đơn đề nghị vay vốn theo mẫu của từng ngân hàng. Kèm theo cả nội dung phương án trả nợ.
+ Giấy tờ tùy thân của người vay: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn;
+ Thỏa thuận vay vốn theo mẫu của từng ngân hàng
- Hồ sơ liên quan đến đảm bảo tiền vay:
Giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất được dùng để thế chấp: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản bàn giao, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư giữa người vay với chủ đầu tư.
- Tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn:
+ Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng của người vay: Giấy xác nhận thu nhập có chữ ký của người sử dụng lao động, sổ tiết kiệm, các tài sản hiện có khác ngoài tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất.
- Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn của người vay (vay mua nhà thì cần có hợp đồng mua nhà, vay mua ô tô thì có hợp đồng mua bán xe ô tô, vay để sửa chữa nhà ở thì cần có giấy phép xây dựng...).
- Các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của từng ngân hàng.
III. Điều kiện về chủ thể được vay tiền bằng GCN QSDĐ
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng đăng ký đất đai
- Phương thức nộp hồ sơ:
Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
Nộp trực tiếp;
Qua đường bưu điện;
Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Bước 2: Ngân hàng kiểm tra và thẩm định hồ sơ sau khi nhận được hồ sơ.
Ngân hàng ra quyết định đồng ý hoặc không đồng ý cho vay
Bước 3: Thực hiện thủ tục công chứng
- Nhân viên Ngân hàng cùng với người thế chấp ra Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi có đất để tiến hành công chứng và ký Hợp đồng thế chấp trước mặt công chứng viên.
- Cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và giấy tờ tùy thân khi đến Phòng công chứng để đối chiếu: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, Hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn đối với trường hợp người thế chấp đã có gia đình.
Bước 4: Đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng đăng ký đất đai
- Sau khi hoàn tất công chứng, bộ phân tác nghiệp của Ngân hàng sẽ tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm thế chấp quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ gồm:
+ 01 Phiếu yêu cầu đăng ký (bản chính)
+ 01 Hợp đồng thế chấp, có công chứng, chứng thực (01 bản sao có chứng thực và bản chính đối chiếu)
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính
+ Giấy ủy quyền (nếu có)
+ Hợp đồng bảo đảm và Hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng có chữ ký và đóng dấu (01 bản chính và 01 bản sao chứng thực) để được miễn nộp phí thủ tục trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình thế chấp để vay vốn, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Bước 5: Ngân hàng niêm phong tài sản và tiến hành giải ngân. Bên thế chấp nhận tiền
- Ngân hàng niêm phong và giữ những giấy tờ bản gốc của bên thế chấp, bao gồm:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Giấy tờ khác liên quan đến quyền sử dụng đất nếu Ngân hàng có yêu cầu như: Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Bên thế chấp nhận tiền giải ngân.
IV. Điều kiện để thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng
1. Điều kiện về người vay:
Là cá nhân hoặc tổ chức có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Có nhu cầu vay vốn để phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng hợp pháp.
Có khả năng trả nợ vay theo cam kết.
Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
2. Điều kiện về tài sản thế chấp:
Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất hợp pháp, không tranh chấp, không bị kê biên, phong tỏa, không thuộc diện thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Tài sản thế chấp phải có giá trị đủ để đảm bảo cho khoản vay.
V. Những câu hỏi thường gặp:
1. Ngân hàng có thể giải ngân khoản vay theo hình thức nào?
Ngân hàng có thể giải ngân khoản vay theo các hình thức sau:
Giải ngân một lần.
Giải ngân nhiều lần theo tiến độ thực hiện dự án.
2. Người vay có thể trả nợ trước hạn hay không?
Người vay có thể trả nợ trước hạn, tuy nhiên cần phải thực hiện theo quy định của ngân hàng và có thể phải chịu một khoản phí trả nợ trước hạn.
3. Lãi suất vay thế chấp quyền sử dụng đất được tính như thế nào?
Lãi suất vay thế chấp quyền sử dụng đất được tính theo lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước cộng với biên độ lãi suất do ngân hàng quy định.
Nội dung bài viết:
Bình luận