Đăng ký thuế là việc làm mà pháp luật quy định đối với những tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh và phát sinh lợi nhuận thông quan việc cấp mã số thuế . Thông qua việc đăng ký thuế, Nhà nước sẽ thực hiện được tốt hơn hoạt động quản lý thuế như nắm bắt được số lượng đối tượng chịu thuế, quản lý doanh thu, thu nhập chịu thuế; quản lý việc sử dụng các hóa đơn, chứng từ,... Tuy nhiên, vẫn có một số người thắc mắc và băn khoăn về việc Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế hay không?. Để có thể giải đáp được câu hỏi đó, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
1. Văn phòng đại diện là gì?
Văn phòng đại diện được định nghĩa tại Khoản 2, Điều 44, Luật doanh nghiệp năm 2020 như sau:
Văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Hơn nữa, văn phòng đại diện sẽ không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện sẽ có một số đặc trưng sau:
- Thứ nhất, văn phòng đại diện có vai trò là văn phòng liên lạc giữa công ty với khách hàng, thực hiện các công việc như tìm hiểu thị trường kinh doanh; hỗ trợ công ty đánh giá thị trường; xúc tiến hoạt động kinh doanh; thực hiện việc mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp trong việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp; thay mặt, đại diện doanh nghiệp nước ngoài nắm rõ thông tin thị trường và khách hàng tại nước đầu tư.
- Thứ hai, văn phòng đại diện không được trực tiếp hoạt động việc kinh doanh, mua bán các sản phẩm, hàng hóa; không được thực hiện hoạt động thương mại.
- Thứ ba, văn phòng đại diện không được ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với bên thứ ba nhằm thực hiện mục đích thương mại
- Thứ tư, Nghĩa vụ tài chính từ hoạt động của văn phòng đại diện đều sẽ phụ thuộc vào công ty, doanh nghiệp tạo lập ra nó chi trả toàn bộ.
Vậy, theo quy định của pháp luật thì Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế hay không?
2. Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế hay không?
Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế hay không? Theo quy định của pháp luật Việt Nam thị Văn phòng đại diện phải có mã số thuế và đăng ký thuế. Theo đó, Văn phòng đại diện nói riêng hay người nộp thuế nói chung phải thực hiện việc đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Tuy văn phòng đại diện không trực tiếp hoạt động thương mại và không phải nộp báo cáo thu nhập doanh nghiệp hoặc duy trì hệ thống kế toán theo chế độ kiểm toán của Việt Nam nhưng văn phòng đại diễn vẫn phải thực hiện việc ghi chép, duy trì sổ sách ngân hàng và sổ quỹ tiền mặt để giải trình các luồng tiền chuyển từ công ty mẹ vào văn phòng đại diện. Chính vì vậy, văn phòng đại diện cần phải đăng ký thuế và được pháp luật cung cấp mã số thuế gồm 13 chữ số và ký tự khác bởi văn phòng đại diện là một trong các đơn vị phụ thuộc được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 30 Luật Quản lý thuế năm 2019.
Vậy, qua đây ta có thể trả lời cho câu hỏi Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế hay không? thì câu trả lời là Văn phòng đại diện cần phải đăng ký thuế và được cấp mã số thuế theo quy định của pháp luật.
3. Các loại thuế mà văn phòng đại diện phải đóng theo quy định của pháp luật thuế
Văn phòng đại diện phải thực hiện việc đăng ký thuế và theo đó phải thực hiện việc tính toán các khoản khấu trừ thuế, kê khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi thực hiện thanh toán các khoản như tiền lương, tiền thưởng, phí dịch vụ và phải lập các tài chính nội bộ gửi cho công ty mẹ. Chính vì vậy nhiều băn khoăn đặt ra xoay quanh đến việc Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào?. Theo đó, các loại thuế mà văn phòng đại diện cần phải nộp bao gồm:
- Thuế môn bài:
- Đối với văn phòng đại chỉ thực hiện việc giao dịch, thực hiện các công việc hành chính và xúc tiến thương mại nhưng không tiến hành các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và ký kết hợp đồng thì không phải tiến hành đóng thuế môn bài dù văn phòng đại diện có mã số thuế nhưng không phải nộp báo cáo về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đối với trường hợp văn phòng đại diện của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài
- Thuế giá trị gia tăng: nếu văn phòng đại diện không trực tiếp mua bán hàng và không phát sinh bất kỳ doanh thu nào thì Văn phòng đại diện sẽ thực hiện việc kê khai tập trung tại trụ sở chính của công ty mẹ. Theo đó, các hóa đơn liên quan đến chi phí hoạt động của văn phòng đại diện sẽ được kê khai khấu trừ thuế Giá trị gia tăng nếu như đáp ứng được cá điều kiện về khấu trừ thuế.
- Thuế thu nhập cá nhân: Trong trường hợp văn phòng đại diện trực tiếp chi trả lương cho người lao động thì văn phòng đại diện phải thực hiện việc đăng ký thuế, khấu trừ thuế, kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế. Còn nếu trong trường hợp công ty mẹ thành lập nên văn phòng đại diện của mình trực tiếp chi trả lương cho người lao động làm việc tại văn phòng đại diện thì công ty mẹ sẽ có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân tập trung tại trụ sở công ty mẹ.
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1 Văn phòng đại diện có cần phải nộp thuế môn bài không?
- Đối với văn phòng đại chỉ thực hiện việc giao dịch, thực hiện các công việc hành chính và xúc tiến thương mại nhưng không tiến hành các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và ký kết hợp đồng thì không phải tiến hành đóng thuế môn bài dù văn phòng đại diện có mã số thuế nhưng không phải nộp báo cáo về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đối với trường hợp văn phòng đại diện của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài.
4.2 Văn phòng đại diện có mã số thuế không?
Theo quy định của pháp luật tại thông tư 96/2016 – BTC thì văn phòng đại diện phải có mã số thuế. Mã số thuế của văn phòng đại diện dùng để nộp 2 loại thuế đó là thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân. Chinh vì vậy văn phòng đại diện cần phải đăng ký thuế và được pháp luật cung cấp mã số thuế gồm 13 chữ số và ký tự khác.
4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế hay không? không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế hay không? uy tín, trọn gói cho khách hàng.
4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế hay không? của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Trên đây là những vấn đề tư vấn liên quan đến việc Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế hay không?; Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào? Nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan đến văn phòng đại diện cần nhận trợ giúp về pháp lý thì hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất
Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Khiếu nại: 1800.0006
- Văn phòng: (028) 777.00.888
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận