Trường hợp công ty phá sản không trả lương (Quy định 2023)

Hiện nay khi dịch bệnh covid19 ngày càng chuyển biến phức tạp với tốc độ lây lan chóng mặt đã dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Một trong số đó là sự sụp đổ của các doanh nghiệp thậm chí là phá sản, giải thể. Khi công ty phá sản thì công ty phải có nghĩa vụ trả lương, các khoản bảo hiểm, các khoản trợ cấp cho cho người lao động. Nếu công ty phá sản không trả lương thì sẽ ảnh hưởng đến người lao động rất nhiều. Vậy nếu công ty phá sản không trả lương thì làm thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Công ty phá sản nghĩa là gì?

Để tìm hiểu về vấn đề công ty phá sản không trả lương, trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu Về khái niệm phá sản. Liên quan đến khái niệm phá sản, Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Ngoài ra, liên quan đến tuyên bố phá sản, điểm đ) Khoản 1, Điều 108, quy định cụ thể về nội dung của quyết định tuyên bố phá sản như sau:

Điều 108. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

“1. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

đ) Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; đình chỉ giao dịch liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã; chấm dứt thực hiện nghĩa vụ tính lãi đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; giải quyết hậu quả của giao dịch bị đình chỉ; tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu; chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, giải quyết quyền lợi của người lao động”

Vậy theo các điều luật trên, doanh nghiệp khi bị mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị phá sản. Ngoài ra, theo Điều 108 Luật phá sản 2014, doanh nghiệp khi phá sản sẽ đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động và từ đó cũng chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trường hợp công ty phá sản thì tiền lương của người lao động được giải quyết như thế nào? Việc công ty phá sản không trả lương có trái quy định pháp luật?

Để tìm hiểu về vấn đề công ty phá sản không trả lương, thì việc hiểu rõ về trách nhiệm trả lương của doanh nghiệp đối với người lao động khi công ty phá sản cũng chiếm một vị trí quan trọng. Đây không chỉ là căn cứ để người lao động chắc chắn về quyền lợi của mình mà còn để người lao động khi thấy doanh nghiệp không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình có thể tự mình khởi kiện hoặc có giải pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động, Khoản 2 Điều 48 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

“2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản”

Liên quan đến tiền lương của người lao động, Điều 54 Luật Phá sản 2014 có quy định cụ thể về trình tự phân chia tài sản sau khi công ty phá sản như sau:

Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.”

Như vậy, việc thanh toán tiền lương cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp, việc công ty phá sản không trả lương là trái quy định pháp luật. Những khoản tiền như “Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kế”, sẽ được ưu tiên thanh toán sau khi doanh nghiệp đã bán, thanh lý các tài sản của doanh nghiệp cũng như thanh toán xong chi phí phá sản.

3. Trường hợp công ty phá sản không trả lương thì người lao động cần làm gì?

Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014, quy định như sau:

Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

“2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”

Theo quy định trên thì khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày công ty phải thực hiện nghĩa vụ trả lương mà công ty không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì người lao động có quyền nộp đơn tại Tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản. Ngoài ra, người lao động cần lưu ý,  đính kèm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì người lao động phải nộp kèm các chứng cứ chứng minh công ty đang nợ tiền lương của người lao động và các khoản nợ khác

Về đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Điều 27 Luật phá sản 2014 quy định thủ tục yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:

Điều 27. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn

“1. Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, người lao động, đại diện công đoàn quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

c) Tên, địa chỉ của người làm đơn;

d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

đ) Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả cho người lao động.

Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.”

Sau khi yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản, tiền lương của người lao động sẽ được thanh toán sau khi trừ đi các khoản nợ có bảo đảm mà công ty đã nợ, cũng như phí phá sản. Cụ thể căn cứ Điều 53 và 54 của Luật phá sản năm 2014 quy định như sau:

Điều 53. Xử lý khoản nợ có bảo đảm

“1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:

a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể tìm được giải pháp khi gặp trường hợp công ty phá sản không trả lương. Nếu bạn có khó khăn hay thắc gì về công ty phá sản không trả lương hay những vấn đề khác , đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được giải quyết ổn thỏa nhất.

4. Dịch vụ tư vấn hỗ trợ thủ tục khi doanh nghiệp phá sản- Cam kết của ACC

Chúng tôi tư vấn dịch vụ tư vấn công ty phá sản không trả lương mang lại cho khách hàng lợi ích sau:

  • Luôn đi đầu trong hoạt động tư vấn về lĩnh vực lao động Công ty Luật ACC là đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng có thể đặt niềm tin.
  • Cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đồng thời vẫn tuân thủ quy định của pháp luật.
  • Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, dựa trên sự am hiểu pháp luật, ACC đảm bảo tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
  • Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đưa ra một mức chi phí hợp lý phù hợp với vấn đề khách hàng đưa ra.
  • Ngoài ra, đối với những khách hàng nước ngoài gặp rào cản về ngôn ngữ, chúng tôi có thể hỗ trợ tối đa.
  • Thời gian hợp lý, nhanh gọn, giải quyết vấn đề dứt khoát để không làm mất thì giờ của khách hàng.
  • Tài liệu và thông tin khách hàng cung cấp cho chúng tôi đều được giữ bí mật tuyệt đối.

5. Một số câu hỏi thường gặp về trường hợp công ty phá sản không trả lương

Trường hợp công ty phá sản thì nhân viên được trả lương không?

Tùy vào tài chính công ty và thứ tự ưu tiên thanh toán có khoản nợ từ đó mới có thể căn cứ là nhân viên có được thanh toán tiền lương hay không.

Công ty tuyên bố phá sản thì khoản nợ nào được ưu tiên thanh oán đầu tiên?

Chi phí phá sản là khoản nợ được ưu tiên thanh toán đầu tiên.

Người lao động có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không?

Người lao động, công đoàn có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Chi phí khi sử dụng dịch vụ của ACC

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn trường hợp công ty phá sản không trả lương với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về công ty phá sản không trả lương. Nếu có thắc mắc gì về tư vấn công ty phá sản không trả lương hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 1900.3330 hoặc Zalo: 084.696.7979 hoặc Email: [email protected] 

Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!

✅ Trường hợp: ⭕ Công ty phá sản không trả lương
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (695 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo