Cấp giấy phép an toàn thực phẩm suất ăn công nghiệp 2024

Với sự phát triển của nền kinh tế, lực lượng lao động trí thức, công nhân, nhân viên văn phòng ngày càng tăng lên về số lượng, kéo theo sự phát triển dịch vụ cung cấp suất ăn văn phòng, suất ăn công nghiệp và dẫn đến nhu cầu thành lập, mở rộng các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, suất ăn công nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, kinh doanh dịch vụ chế biến suất ăn sẵn thì điều kiện cần có là Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Bài viết cung cấp thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp.

Thủ Tục Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Cơ Sở Chế Biến Suất Ăn Sẵn, Suất Ăn Công Nghiệp
Thủ Tục Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Cơ Sở Chế Biến Suất Ăn Sẵn, Suất Ăn Công Nghiệp

1. Khái niệm

  • Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ; tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng; không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học; hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật; thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khoẻ con người.
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSATTP cho Cơ sở kinh doanh suất ăn công nghiệp

  • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:
    • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
    • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
    • Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.
    • Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực quản lý tại địa phương; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh việc phân cấp cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho phù hợp.

3. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp

Điều kiện chung

  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống

Điều kiện về cơ sở kinh doanh

  • Nơi kinh doanh phải sạch sẽ, hợp vệ sinh, cách xa nguồn ô nhiễm; có nguồn nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia; có giấy kiểm nghiệm nguồn nước và nguồn nước phải đủ để phục vụ chế biến thức ăn; phục vụ khách hàng;
  • Thiết kế có khu sơ chế nguyên liệu thực phẩm; khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản thức ăn; khu ăn uống;
  • Nguồn nguyên liệu để chế biến phải được nhập tại nơi có nguồn gốc; nhãn mác rõ ràng, còn hạn sử dụng; có giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Nguồn nguyên liệu nhập về phải được bảo quản đúng nhiệt độ; độ ẩm của từng nguyên liệu;
  • Nơi chế biến thức ăn phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều;
  • Có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải và bảo đảm phải kín, có nắp đậy; chất thải, rác thải phải được thu dọn, xử lý hàng ngày theo quy định; nước thải được thu gom trong hệ thống kín, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;
  • Có đủ sổ sách ghi chép thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn lưu;
  • Nước và nước đá sử dụng trong chế biến, ăn uống phải được cung cấp từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống QC 01:2009/BYT.
  • Trong quá trình vận chuyển và bảo quản trong vận chuyển; phải đảm bảo an toàn vệ sinh cho các suất ăn;
  • Và một số hướng dẫn khác của chuyên viên khi gặp gỡ khách hàng tại cơ sở kinh doanh.

Điều kiện về chủ cơ sở, nhân sự

  • Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở; có Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
  • Chủ cơ sở phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì đáp ứng điều kiện về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối tượng nào phải có Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm? Mời Quý độc giả theo dõi bài viết Thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

4. Trình tự, thủ tục, hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Khách hàng cung cấp các giấy tờ cần thiết cho chuyên viên ACC

  • Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất; kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở; của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT;
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

Chuyên viên nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu;
  • Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất; kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp kèm theo; Danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn; thương hàn của người trực tiếp chế biến; kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở; của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT;
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng;
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định;
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực;
  • Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở;
  • Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở;
  • Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán suất ăn tại cơ sở;
  • Một số giấy tờ khác theo hướng dẫn của chuyên viên.

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả

  • Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra thẩm định trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép;
  • Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp Giấy chứng nhận attp. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và cơ quan nhà nước đã thẩm định và xác nhận đủ điều kiện, Chủ cơ sở kinh doanh sẽ được cấp Giấy chứng nhận attp;

5. Dịch vụ ACC có lợi ích gì?

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục hành chính vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.
  • Khi sử dụng dịch vụ của ACC Quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ…). ACC có đội ngũ hộ trợ nhiệt tình và tận nơi.
  • Ký kết hợp hợp đồng và tiến hành soạn thảo những hồ sơ liên quan trong vòng 03 ngày nếu quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ mà chúng tôi đã yêu cầu.

6. Những câu hỏi thường gặp khi xin cấp Giấy chứng nhận VSATTP cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp

Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

  • ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đổi với công ty là 11.000.000 đồng – 15.000.000 đồng; đối với hộ kinh doanh là 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…).

Có xuống cơ sở để khảo sát không?

  • Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.

Bao lâu sẽ có giấy chứng nhận?

  • Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác).

Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Thực Phẩm Cơ Sở Sản Xuất Thực Phẩm Nhỏ Lẻ Quận Bình Tân

Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Thực Phẩm Cơ Sở Sản Xuất Thực Phẩm Nhỏ Lẻ Huyện Bình Chánh

Thủ Tục Gia Hạn Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Chi Phí Cấp Giấy An Toàn Thực Phẩm Bao Nhiêu Tiền?

Dịch Vụ Làm Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP)

Cấp Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Hộ Kinh Doanh

Thủ Tục Giấy An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Đối Với Nhà Hàng

Cấp Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (736 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo