Thủ tục nhập khẩu nước hồng sâm thực hiện như thế nào? Mặc dù sản phẩm nước hồng sâm hiện đã rất phổ biến trên thị trường Việt Nam, nhưng quy trình nhập khẩu nước hồng sâm như thế nào vẫn còn gặp nhiều băn khoăn, thắc mắc. Bài viết dưới đây ACC xin gửi tới quý khách hàng hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu nước hồng sâm hiện nay.
1. Nước hồng sâm là gì?
Sự tương đồng văn hoá giữa Việt Nam - Hàn Quốc đã khiến cho các sản phẩm của Hàn Quốc rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Đặc biệt là các thực phẩm chức năng được chế biến từ nhân sâm.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chế biến từ nhân sâm như: cao sâm, sâm tươi, kẹo sâm, sâm sấy khô... Đặc biệt là sự xuất hiện của sản phẩm nhân sâm chế biến dưới dạng nước. Hiện nay, có rất nhiều loại hồng sâm với những thương hiệu và thành phần khác nhau được nhập khẩu về từ Hàn Quốc.
Nhìn chung có thể hiểu nước hồng sâm là sản phẩm tinh chế có nguồn gốc từ nhân sâm. Những củ nhân sâm sau khi được hấp sấy theo quy trình tiêu chuẩn để tạo ra được thành phẩm là những củ hồng sâm đạt chất lượng về hàm lượng các thành phần dưỡng chất. Từ đây, những củ hồng sâm sẽ được chế biến dưới dạng tinh chất hồng sâm ở dạng nước.
2. Mã HS nước hồng sâm
Đáp ứng thị hiếu của thị trường, sản phẩm nước hồng sâm được nhập khẩu về nước ta ngày càng nhiều. Để tránh những khó khăn, lúng túng trong quá trình nhập khẩu nước hồng sâm, ngày 13 tháng 05 năm 2014 Tổng cục Hải đã có công văn số 5192/TCHQ-TXNK phân loại mặt hàng nước hồng sâm. Theo đó:
Mặt hàng nước hồng sâm (Korean Red Ginseng) dạng lỏng, màu vàng nâu nhạt, mùi thơm thảo dược, vị ngọt, đóng chai 100ml;
Thành phần cấu tạo: tinh chất hồng sâm Hàn Quốc, citric axit, nước tinh khiết, đường quả hóa lỏng;
Cách sử dụng: ngày uống 1-2 chai phù hợp thuộc nhóm 22.02“Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09”, phân nhóm 2202.90 “- Loại khác”, mã số 2202.90.30 “- - Đồ uống không có ga khác dùng ngay được không cần pha loãng”.
Thủ tục nhập khẩu nước hồng sâm - ACCLAW
3. Hồ sơ hải quan nhập khẩu nước hồng sâm
Khi thực hiện nhập khẩu nước hồng sâm, có lẽ vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm nhất có lẽ là các giấy tờ cần chuẩn bị để tiến hành hoạt động nhập khẩu. Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, hồ sơ hải quan nhập khẩu nước hồng sâm bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Bill of lading (Vận đơn)
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
- Các chứng từ khác (nếu có)
Ngoài ra, do chính sách mặt hàng như trên, khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu nước hồng sâm, ngoài các hồ sơ thông thường, doanh nghiệp cần nộp bản công bố và giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (hoặc hồ sơ chứng minh thuộc diện miễn kiểm tra chất lượng)
Thủ tục nhập khẩu nước hồng sâm - 2021
4. Thủ tục nhập khẩu nước hồng sâm
Bước 1: Doanh nghiệp cần kiểm tra xem mặt hàng mình nhập khẩu có nằm trong danh sách mặt hàng được phép nhập khẩu hay không. Xác định mã HS của sản phẩm. Trường hợp quá khó để xác định mã HS, doanh nghiệp có thể làm hồ sơ xin xác định mã HS nộp về cơ quan hải quan để được xác định mã HS của sản phẩm.
Bước 2: Công bố sản phẩm
Theo nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm. Sản phẩm phải được công bố lên 1 trong các phương tiện sau:
- Phương tiện thông tin đại chúng
- Trang thông tin điện tử của mình
- Niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm
Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:
- Nộp 01 bản cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ ( nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện)
- Đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận
Bước 3: Đăng ký kiểm tra chất lượng
Căn cứ theo luật an toàn thực phẩm 2010, sản phẩm có nguồn ngốc thực vật khi nhập khẩu ngoài các điều kiện nêu trên khi nhập khẩu cần qua khâu kiểm tra chất lượng nhà nước về an toàn thực phẩm trước khi thông quan hàng hoá. Để đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng nước hồng sâm nhập khẩu
- Hợp đồng mua bán; phiếu đóng gói (Packing list); hóa đơn mua bán (Invoice); phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis); nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống;
- Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn.
Bước 4: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng khi hàng cập cảng. Khi hàng hoá về tới cảng/ cửa khẩu doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ hải quan và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhà nước về an toàn thực phẩm.
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ hải quan. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu, doanh nghiệp tiến hành nộp bổ giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng sản phẩm về cơ quan hải quan. Sau đó có thể thông quan và đưa hàng hoá về kho.
Trên đây là quy trình nhập khẩu nước hồng sâm vào Việt Nam, để tìm hiểu thêm quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận