Đối với nhu cầu sản xuất đồ may mặc phân khúc cao cấp trong nước, lông cừu là mặt hàng nhập khẩu luôn được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, những sản phẩm da thuộc, lông động vật có chính sách hải quan tương đối phức tạp. Sau đây, hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu chăn lông cừu, lông cừu.
Thủ tục nhập khẩu chăn lông cừu, lông cừu
1. Căn cứ pháp lý liên quan
Trước khi nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào đó, doanh nghiệp cần nắm rõ những quy định, quy chế hiện hành áp đặt lên mặt hàng. Cụ thể, với lông cừu, các bạn cần xem kỹ các thông tư và quyết định sau:
- Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT: Nội dung quy định về danh mục các loại động vật, thực vật hoang dã đã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.
- Quyết định số 4758/QĐ-BNN-TY: Nội dung quy định về việc ban hành bảng mã số HS code của danh mục động vật và sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải làm thủ tục kiểm dịch.
- Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT: Nội dung quy định về kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên cạn.
Để có thể nhập khẩu mặt hàng lông cừu cũng như những loại lông động vật khác, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành làm kiểm dịch động vật.
>>>> Tham khảo ngay Quy định về kiểm nghiệm sản phẩm động vật để tránh vi phạm pháp luật!
2. Mã HS của mặt hàng chăn lông cừu, lông cừu
51011100: Mã HS code của lông cừu đã xén.
51011900: Mã HS code của lông cừu và chăn lông cừu.
51012100: Mã HS code của lông cừu đã xén (chăn lông cừu).
5103: mã HS code của phế lựu lông cừu hoặc lông của động vật loại mịn hoặc thô, trừ lông tái chế.
51031000: Mã HS code của xơ vụn từ lông cừu hoặc các loài động vật khác.
51032000: Mã HS code của phế liệu khác từ lông cừu hoặc từ lông của động vật mịn.
5105: Mã HS code của lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc thô, đã chải thô hoặc chải kỹ.
51051000: Mã HS code của lông cừu chải thô.
51052100: Mã HS code của lông cừu chải kỹ từng đoạn.
3. Thủ tục nhập khẩu chăn lông cừu, lông cừu
Thủ tục nhập khẩu chăn lông cừu, lông cừu
Thủ tục nhập khẩu lông cừu cũng như các mặt hàng khác. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Tuy nhiên, lông cừu cũng như Lông các loài động vật khác không thuộc CITES. Thì khi nhập khẩu hàng về khi hàng cập cảng phải đăng ký Kiểm Dịch Động Vật. Để đăng ký được cần phải có giấy kiểm dịch động vật của nước xuất khẩu, những tài liệu liên quan đến việc kiểm dịch nhập khẩu động vật sản phẩm động vật. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký kiểm dịch theo quy định
- Bản sao công chứng đăng ký giấy kinh doanh
- Giấy kiểm dịch động vật nước xuất khẩu
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan ở trên cổng thông tin điện tử của Hải quan. Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ nhập khẩu cùng với tờ khai đã phân luồng đến nộp tại chi cục hải quan. Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và trả lại kết quả phân luồng.
Tùy vào kết quả phân luồng hàng hóa mà doanh nghiệp tiếp tục xử lý:
Hàng hóa ở luồng xanh: Sẽ được thông quan ngay.
Hàng hóa ở luồng vàng: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và không kiểm tra hàng thực tế.
Hàng hóa ở luồng đỏ: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tờ khai sẽ được thông quan. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan.
Bước 4: Nhận hàng và vận chuyển về kho để chuẩn bị phân phối ra thị trường.
>>>> Thay đổi về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu? Xem ngay: Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu chi tiết
4. Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu chăn lông cừu, lông cừu
Theo Thông tư 39/2018/ TT-BTC bộ hồ sơ hải quan bao gồm:
- Hợp đồng thương mại ( Sales contact).
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
- Tờ khai hải quan.
- Chứng thư kiểm dịch động vật đối với lông cừu nhập khẩu.
- Chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) nếu có.
- Vận đơn (Bill of Lading).
>>>> Cập nhật đầy đủ về Giấy phép nhập khẩu hiện nay: Giấy phép nhập khẩu là gì? Các loại giấy phép nhập khẩu hiện nay
5. Thuế phí đối với chăn lông cừu, lông cừu
Nắm được mã số HS giúp doanh nghiệp hiểu được các chính sách hiện hành và mức thuế phải đóng đã được quy định đối với lô hàng mà mình nhập khẩu.
Cụ thể, mặt hàng lông cừu có mã HS code là 5101 – 5103.
- Thuế nhập khẩu 0-10%.
- Thuê giá trị gia tăng VAT: 10%.
- Nếu có giấy chứng nhận xuất xứ form E,D, AK, AJ, thuế nhập khẩu của lô hàng là 0%.
>>>> Tra cứu Thuế nhập khẩu hàng từ Trung Quốc chỉ với vài cú nhấp chuột
6. Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu chăn lông cừu, lông cừu uy tín, nhanh chóng tại Công ty Luật ACC
Bạn đang tìm kiếm dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu chăn lông cừu, lông cừu nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí? Hãy đến với Công ty Luật ACC - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ thủ tục xuất nhập khẩu.
Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, Công ty Luật ACC tự tin mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín, giúp bạn hoàn thành thủ tục nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí.
Vì sao bạn nên chọn dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu chăn lông cừu, lông cừu của Công ty Luật ACC?
- Công ty Luật ACC giúp quý khách hàng hoàn thành làm thủ tục nhập khẩu chăn lông cừu, lông cừu một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Công ty Luật ACC là công ty uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ thủ tục xuất nhập khẩu, đảm bảo quý khách hàng được cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng nhất.
- Công ty Luật ACC hỗ trợ quý khách hàng thực hiện làm thủ tục nhập khẩu chăn lông cừu, lông cừu một cách đơn giản, dễ dàng, không cần phải lo lắng về các vấn đề phức tạp.
- Công ty Luật ACC sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu về luật pháp và quy định liên quan đến làm thủ tục nhập khẩu chăn lông cừu, lông cừu, luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng một cách tận tình và chu đáo.
7. Câu hỏi thường gặp
Có cần xin giấy phép nhập khẩu cho chăn lông cừu, lông cừu hay không?
Lông cừu không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Khi nhập khẩu về Việt Nam doanh nghiệp cũng không cần phải xin giấy phép nhập khẩu, tuy nhiên thì không chỉ riêng mặt hàng lông cừu, mà đối với lông của các loài động vật khác không thuộc CITES (Công ước thương mại quốc tế đối với các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp), khi nhập khẩu về cần phải làm kiểm dịch động vật .
Nhập khẩu chăn lông cừu, lông cừu không đảm bảo chất lượng được không?
Không. Vì khi nhập khẩu lông cừu cần phải đăng ký Kiểm Dịch Động Vật.
>>>> Quy trình nhập khẩu lông vũ được cập nhật mới nhất theo quy định của Hải quan Việt Nam: Dịch Vụ Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Lông Vũ
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục nhập khẩu chăn lông cừu, lông cừu. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận