Trong kinh doanh đôi lúc sẽ phát sinh những rủi ro khiến bạn phải hủy giấy phép đăng ký kinh doanh của mình. Việc hủy giấy phép đăng ký kinh doanh đòi hỏi một thủ tục quy trình pháp lý phức tạp. Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của bạn, ACC xin cung cấp chi tiết cho bạn về thủ tục, quy trình pháp lý hủy giấy phép kinh doanh qua bài viết dưới đây.Thủ tục quy trình hủy giấy phép kinh doanh
1. Hủy giấy phép kinh doanh là gì?
Hủy giấy phép kinh doanh là quá trình chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, bao gồm thực hiện các thủ tục hành chính, giải quyết các vấn đề pháp lý và thuế liên quan. Mục tiêu là đảm bảo tính hợp pháp và đúng quy định, tránh các rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và các bên liên quan.
2. Hồ sơ, tài liệu pháp lý trong thủ tục hủy giấy phép kinh doanh
Hồ sơ, tài liệu pháp lý trong thủ tục hủy giấy phép kinh doanh
Để thực hiện thủ tục hủy giấy phép kinh doanh bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu và hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế cụ thể như sau:
- Hồ sơ xin xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu tại Tổng cục Hải quan
- Đơn xin xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu theo mẫu;
- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương.
- Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với doanh nghiệp
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu;
- Quyết định giải thể (của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần);
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc các giấy tờ tương đương;
- Xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.
- Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với hộ kinh doanh
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu;
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;
3. Thủ tục, quy trình các bước hủy giấy phép kinh doanh
Quy trình các bước hủy giấy phép kinh doanh
3.1. Chấm dứt hoạt động đối với doanh nghiệp
Thủ tục tại Tổng cục Hải quan
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu tại Tổng cục Hải quan nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trường hợp doanh nghiệp còn nợ thuế xuất nhập khẩu, thì phải hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định.
Thủ tục tại Cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;
- Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định;
- Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc thì toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
Thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Bước 1: Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có) của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Kèm theo thông báo phải có: Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp.
Bước 3: Sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
Thời hạn giải quyết: 180 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Công bố về việc giải thể doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3.2. Chấm dứt hoạt động đối với hộ kinh doanh
Thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
- Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn nếu hộ gia đình có sử dụng hoá đơn;
- Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.
Trình tự thực hiện:
Người nộp thuế có trách nhiệm gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hoạt động đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Tham khảo hồ sơ hủy hoặc đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại đây.
Thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP Nghị định về Đăng ký doanh nghiệp ngày 04 tháng 01 năm 2021;
- Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08/01/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2016 hướng dẫn về đăng ký Thuế;
- Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018.
4. Những hình thức huỷ giấy phép kinh doanh
Hủy giấy phép kinh doanh hay được hiểu là hình thức giải thể doanh nghiệp bằng cách thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh. Thông thường có hai trường hợp mà doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục hủy giấy phép kinh doanh, đó là:
Một là, theo sự tự nguyện
- Vì những lý do khác nhau, chẳng hạn như mục đích kinh doanh đề ra ban đầu không còn phù hợp, hay do thua lỗ kéo dài, lợi nhuận thấp, có mâu thuẫn nội bộ,… và nhiều yếu tố khác
- Trường hợp trong Điều lệ của công ty có quy định về thời hạn hoạt động, khi hết thời hạn hoạt động được quy định, nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động, thì công ty phải chấm dứt hoạt động và tiến hành thủ tục hủy giấy phép kinh doanh. Việc quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có thể là do do sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hay do thỏa thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập.
Hai là, theo sự bắt buộc
- Khi không có đủ số lượng thành viên tối thiểu để tiếp tục tồn tại theo quy định của pháp luật. Thì trong thời hạn 6 tháng liên tục mà công ty không đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng thành viên. Đồng thời, không tiến hành chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp phù hợp thì công ty phải tiến hành thủ tục hủy giấy phép kinh doanh, do không đủ điều kiện tiếp tục hoạt động.
Xem thêm bài viết về giấy phép kinh doanh qua bài viết gpkd.
5. Những lý do nên hủy giấy phép kinh doanh
- Đối với trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không tìm được phương hướng giải quyết, thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tìm đến cách thức cuối cùng là hủy giấy phép kinh doanh - giải thể doanh nghiệp. Như vậy sẽ có sự tự chủ về mọi mặt, mang yếu tố tự quyết của chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp danh, cổ đông điều hành công ty.
- Người chủ doanh nghiệp sau khi hủy giấy phép kinh doanh hoàn toàn có thể thành lập một đơn vị doanh nghiệp mới. Sau khi tiến hành hủy giấy phép kinh doanh và thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể chuyển sang hướng kinh doanh khác trong trường hợp đủ điều kiện.
- Ngoài ra nếu không hủy giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính hành vi nghỉ kinh doanh nhưng không tiến hành huỷ giấy phép kinh doanh theo đúng pháp luật.
>>>Để hiểu thêm về cách thay đổi giấy phép kinh doanh, mời Quý đọc giả xem thêm về bài viết: Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cùng Công ty Luật ACC
6. Điều kiện để giấy phép kinh doanh
Để hủy giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp cũng như các thủ tục liên quan đến thủ tục giải thể doanh nghiệp. Cụ thể doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu tại Tổng cục Hải quan nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, cũng như phải hoàn thành nghĩa vụ thuế.
7. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hủy giấy phép kinh doanh
Đối với các doanh nghiệp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; Cơ quan thuế trực tiếp quản lý; Tổng cục Hải quan.
Đối với hộ kinh doanh: Ủy ban nhân cấp huyện nơi thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
9. Dịch vụ hủy giấy phép kinh doanh
ACC tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và cấp giấy phép, đặc biệt là về giấy phép xuất khẩu lao động. Chúng tôi cam kết đảm bảo mọi vấn đề pháp lý và không nhận dự án nếu không chắc chắn. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Báo giá trọn gói, không phát sinh chi phí.
- Hỗ trợ toàn diện từ tư vấn đến ký hồ sơ.
- Tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng.
Chúng tôi có kinh nghiệm và đội ngũ chuyên viên được đào tạo, đảm bảo cung cấp thông tin và dịch vụ nhanh chóng và đáng tin cậy nhất.
Dịch vụ hủy giấy phép kinh doanh
>>Để hiểu thêm về cách đăng ký kinh doanh mời các bạn đọc thêm bài viết: Thủ tục đăng ký kinh doanh cùng Công ty Luật ACC
10. Một số câu hỏi thường gặp về việc hủy giấy phép kinh doanh
Hộ kinh doanh có cần nộp thuế trước khi hủy giấy phép kinh doanh?
Có. Hộ kinh doanh phải hoàn tất nghĩa vụ thuế trước khi nộp hồ sơ xin hủy giấy phép kinh doanh. Điều này bao gồm:
- Nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
- Nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) (nếu có)
- Nộp các khoản thuế khác theo quy định
Hộ kinh doanh có thể hủy giấy phép kinh doanh trực tuyến?
Có. Hộ kinh doanh có thể nộp hồ sơ xin hủy giấy phép kinh doanh trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có cần tổ chức họp đại hội đồng cổ đông để hủy giấy phép kinh doanh?
Có. Doanh nghiệp cần tổ chức họp đại hội đồng cổ đông để thông qua quyết định hủy giấy phép kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Hủy giấy phép, chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Quý Khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn!
Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến hotline qua số điện thoại 1900.3330 để được tư vấn.
Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử [email protected] được được tư vấn.
✅ Dịch vụ: |
⭕Hủy giấy phép kinh doanh |
✅ Kinh nghiệm: |
⭐ Hơn 20 năm kinh nghiệm |
✅ Năng lực: |
⭐ Chuyên viên trình độ cao |
✅ Cam kết:: |
⭕ Thủ tục nhanh gọn |
✅ Hỗ trợ: |
⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: |
⭕ 1900.3330 |
Hiện nay, thủ tục quy trình hủy giấy phép kinh doanh mới nhất 2024 của ACC đã đem lại những tiến bộ đáng kể trong quản lý doanh nghiệp. Việc tối ưu hóa quy trình này không chỉ giảm bớt thủ tục phức tạp mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp khi cần dừng hoạt động kinh doanh. Sự linh hoạt và hiệu quả trong thủ tục hủy giấy phép không chỉ giúp đảm bảo tuân thủ pháp luật mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả doanh nghiệp và nền kinh tế.
Nội dung bài viết:
Bình luận