Trong cuộc sống ngày nay thì xe cộ là phương tiện không thể thiếu giúp con người di chuyển và vận chuyện hàng hóa một cách dễ dàng và nhanh chóng. Theo đó việc sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này ngày càng phát triển, vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu ô tô như thế nào? Cùng Luật ACC tham khảo bài viết bên dưới đây nhé.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ô tô
1. Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Có cần đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phụ tùng ô tô?
Ngày nay, hành vi cạnh tranh không lành lạnh diễn ra ngày càng nhiều, vì vậy các doanh nghiệp dù là sản xuất hay kinh doanh phụ tùng ô tô thì cũng cần đăng ký thương hiệu của mình với Nhà nước để bảo vệ uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trước những hành vi “chơi xấu” của đối thủ.
Phụ tùng ô tô là những sản phẩm cấu tạo nên một chiếc ô tô như còi ôtô; gương ô tô; kính dùng cho xe ôtô; la giăng ôtô, lốp ôtô; bọc vô lăng ô tô, thân xe, vỏ xe, túi khí, lốp, cửa kính, khung gầm…được phân nhóm 12 theo bảng phân loại Nice.
Để bảo vệ được tên gọi cho thương hiệu sản phẩm phụ tùng ô tô mà mình đăng ký, chủ sở hữu cần tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm phụ tùng ô tô của mình. Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ mang lại các lợi ích sau đây:
– Độc quyền sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm phụ tùng ô tô mà mình đăng ký;
– Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với những đơn vị hoạt động trong cùng ngành nghề sử dụng nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn hoặc trùng với nhãn hiệu mình đã đăng ký;
– Giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt với các đơn vị sản xuất, kinh doanh phụ tùng ô tô khác;
– Thu được lợi nhuận từ việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng nhãn hiệu mà mình đăng ký.
3. Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu
Phụ tùng ô tô là những sản phẩm cấu tạo nên một chiếc ô tô như Còi ôtô; gương ô tô; kính dùng cho xe ôtô; la giăng ôtô, lốp ôtô; bọc vô lăng ô tô, thân xe, vỏ xe, túi khí, lốp, cửa kính, khung gầm…được phân nhóm 12 theo bảng phân loại Nice.
Đối với các dịch vụ mua bán phụ tùng ô tô được xếp vào nhóm 35.
4. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ là thủ tục tự nguyện nhưng nó giúp chủ sở hữu nhãn hiệu nắm bắt được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mà mình dự định đăng ký từ đó có sự điều chỉnh thích hợp.
Tra cứu sơ bộ: Ở bước này, Luật Việt An sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ miễn phí cho Qúy khách hàng trong vòng 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp mẫu nhãn hiệu.
Tra cứu không chính thức tại Cục Sở hữu trí tuệ: Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chưa có dấu hiệu trùng tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký. Quý khách hàng nên thực hiện thủ tục tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ để đánh giá cao nhất khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Thủ tục tra cứu thông qua đại diện Luật Việt An là từ 1-3 ngày làm việc.
5. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phụ tùng ô tô
Đối với các dịch vụ mua bán phụ tùng ô tô được xếp vào nhóm 35.
Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phụ tùng ô tô, Quý khách hàng có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đăng ký, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm những tài liệu sau:
– Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (theo mẫu)
– 05 mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký được in trên giấy với kích thước 8cm x 8cm
– Biên lai thu lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
– Giấy ủy quyền (áp dụng trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký)
– Giấy tờ khác có liên quan (tùy từng trường hợp cụ thể).
Các bước trong quy trình đăng ký nhãn hiệu:
– Thẩm định hình thức: 01-02 tháng;
– Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng;
– Thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng;
– Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu: 01-02 tháng
Như vậy, thông thường thời gian đăng ký thông thường của nhãn hiệu khoảng 13 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
Thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phụ tùng ô tô
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu, nhãn hiệu "JOOTOON" đã tiến hành triển khai đăng ký cho sản phẩm về quần áo, giày dép,... tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Nhãn hiệu "JOOTOON" sau khi đăng ký bảo hộ thành công và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được pháp luật công nhận và được bảo hộ về mặt pháp lý theo đúng Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định. Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có đầy đủ quyền và tài liệu hợp pháp để thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển nhãn hiệu của mình trên thị trường.
6. Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ôtô ở đâu?
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do chủ sở hữu nhan hiệu là cá nhân hoặc pháp nhân tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.
Có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ôtô tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc 02 văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Có thể nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau đây:
– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại một trong ba địa chỉ nhận như trên;
– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tới 03 địa địa chỉ nêu trên theo đường bưu điện;
– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến trên cở sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên nên nộp đơn trực tiếp hoặc nộp trực tuyến trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ để hạn chế được rủi ro trong quá trình đăng ký.
Trên đây là các thông tin về Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ô tô Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, mong rằng đây là những kiến tthuwsc hữu ích giúp các bạn trong quá trình tìm hiểu. Nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ nhé.
Nội dung bài viết:
Bình luận