Hộ kinh doanh được thành lập với nhu cầu kinh doanh nhỏ, lẻ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nhiều chủ hộ kinh doanh mong muốn mở rộng quy mô, đẩy mạnh phát triển sản phẩm, dịch vụ dẫn đến nhu cầu chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang công ty. Hãy cùng ACC tìm hiểu về thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty.
Thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên công ty như thế nào?
1. Hộ kinh doanh là gì?
Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP định nghĩa hộ kinh doanh cá thể như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.
Thông qua khái niệm này có thể thấy hộ kinh doanh là tổ chức kinh tế do cá nhân hoặc nhóm cá nhân là thành viên của một hộ gia đình thành lập và chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động của hộ kinh doanh.
2. Hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty
Khoản 2 Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ chuyển đổi bao gồm:
- Bản chính GCN đăng ký kinh doanh.
- Bản sao GCN đăng ký thuế.
- Các giấy tờ khác khi hộ kinh doanh muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp tương ứng như sau:
2.1. Chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
2.2. Chuyển đổi thành công ty hợp danh
Hồ sơ chi tiết gồm:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(2) Điều lệ công ty.
(3) Danh sách thành viên.
(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ CCCD hoặc CMND hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- GCN đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tố chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.3. Chuyển đổi thành CTCP
Hồ sơ chi tiết gồm:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(2) Điều lệ công ty.
(3) Danh sách cổ đông.
(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ CCCD hoặc CMND hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- GCN đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tố chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.4. Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Hồ sơ chi tiết gồm:
2.4.1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(2) Điều lệ công ty.
(3) Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ CCCD hoặc CMND hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- GCN đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tố chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.4.2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH một thành viên
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(2) Điều lệ công ty.
(3) Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ CCCD hoặc CMND hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- GCN đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tố chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đặc biệt: Trường hợp hộ kinh doanh có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư thì hồ sơ phải có văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Nơi nộp hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty
- Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, hoặc nộp hồ sơ online tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
- Thời gian giải quyết: Trong vòng 5-7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Lưu ý khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang công ty
Khi chuyển đổi thành công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần lưu ý các vấn đề liên quan đến thuế như sau:
4.1. Về mã số thuế
Doanh nghiệp sẽ được cấp mã số mới theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Mã số thuế của hộ kinh doanh cũ sẽ chấm dứt hiệu lực và được tiếp tục sử dụng làm mã số thuế cá nhân của người đại diện hộ kinh doanh.
4.2. Về nghĩa vụ thuế
Trước khi chuyển đổi thành doanh nghiệp, hộ kinh doanh có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế.
Nếu hộ kinh doanh không hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp mới chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ từ hộ kinh doanh cũ. Trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, chủ hộ kinh doanh (người đại diện hộ kinh doanh) phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa thanh toán của hộ kinh doanh.
5. Lợi ích khi chuyển từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Được hoạt động dưới tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, thuận tiện hơn trong các giao dịch dân sự, vay vốn ngân hàng;
Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của công ty;
Nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ các hiệp hội nghề nghiệp, tiếp cận được với các ưu đãi đầu tư từ nhà nước, khi hoạt động với chức năng mới, doanh nghiệp có thể huy động được sự tham gia góp vốn của tổ chức, cá nhân khác; dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay của ngân hàng, có cơ hội được mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao vị thế trên thương trường…
Đặc biệt khi hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp còn được hưởng rất nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước:
Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu, miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
Miễn phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
Được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ soạn thảo miễn phí hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
Được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều kiện để được hỗ trợ: Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
6. Kết luận
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, hộ kinh doanh được phép chuyển đổi thành công ty và loại hình công ty nào mà cá nhân, thành viên thành lập hộ kinh doanh lựa chọn để chuyển đổi sẽ tương ứng với hồ sơ cần chuẩn bị.
Nội dung bài viết:
Bình luận