1. Giấy phép liên vận là gì?
Đây là một loại giấy phép được cấp cho các loại xe thương mại và phi thương mại khi có hoạt động kinh doanh vận tải đi các nước. Đối với các loại xe thương mại là các đối tượng xe vận tải hành khách hợp đồng, vận tải du lịch, hàng hóa và các loại xe phi thương mại là các đối tượng xe thuộc cơ quan nhà nước xe do tổng cục đường bộ Việt Nam cấp giấy phép liên vận. Còn lại hầu hết các loại xe vận tải khác, giấy phép liên vận sẽ do sở giao thông vận tải cấp.
2. Nhóm đối tượng được cấp giấy phép liên vận tải thủy qua biên giới
Giấy phép vận tải thủy qua biên giới được cấp cho 3 nhóm dưới đây:
- Nhóm 1: Giấy phép cho phương tiện đi lại nhiều lần, với thời hạn tối đa là 12 tháng.
- Nhóm 2: Giấy phép cho phương tiện đi một chuyến, với thời hạn tối đa là 60 ngày.
- Nhóm Đặc biệt: Giấy phép cho các phương tiện chở hàng nguy hiểm, với thời hạn tối đa là 60 ngày.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới bao gồm những loại giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới cho phương tiện theo mẫu quy định.
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện.
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Bản sao Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hàng hóa dễ cháy, dễ nổ đối với người thứ ba.
- Bản sao Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của người kinh doanh vận tải hành khách đối với hành khách.
4. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc Cấp phép vận tải thủy qua biên giới
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc Cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới được quy định như sau:
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới cho phương tiện hoạt động vận tải Nhóm 1 và Nhóm đặc biệt.
- Bộ Giao thông vận tải ủy quyền Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới Nhóm 2 cho các phương tiện thuộc quyền quản lý của địa phương.
5. Trình tự, thủ tục
5.1. Các chủ thể có mong muốn xin được cấp phép vận tải đường thủy qua biên giới sẽ được thực hiện với các bước dưới đây
Bước 1: Các chủ nộp hồ sơ xin cấp phép vận tải đường thủy qua biện giới tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới hoặc gửi qua đường bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra và cấp Giấy phép
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới cho phương tiện theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản trong thời hạn một ngày làm việc.
- Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Khách hàng có thể tham khảo thêm về trình tự xin giấy phép lữ hành quốc tế và nội địa để hiểu rõ hơn về trình tự làm thủ tục.
5.3. Thủ tục cấp giấy vận tải liên vận còn được cấp cho phương tiên là xe cơ giới, theo đó còn được gọi là giấy vận tải liên vận đường bộ theo thủ tục như sau
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy thuộc vào mỗi nhóm mà chủ thể thuộc và nhóm xe thương mại hay xe phi thương mại để có sự chuẩn bị hồ sơ dưới đây:
- Đối với xe thương mại
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận quốc tế cho phương tiện thương mại (theo mẫu);
- Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
- Giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
- Văn bản chấp thuận khai thác tuyến (đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định);
- Trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì phải xuất trình thêm tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh vận tải với phương tiện đó (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu).
- Đối với xe phi thương mại
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận quốc tế cho phương tiện phi thương mại (theo mẫu);
- Giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). Trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thì phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, các nhân với phương tiện đó (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào hoặc Campuchia thì kèm theo Hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh, trên lãnh thổ Lào, Campuchia (bản sao có chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đó là: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải nơi đơn vị vận tải có trụ sở chính.
- Trên đây là một số những kiến thức liên quan đến việc xin cấp giấy phép liên vận quốc tế bao gồm thủy qua biên giới và bộ qua biên giới, nếu có bất kỳ khó khăn gì trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thủ tục cần được tư vấn thêm hãy liên hệ với ACC theo những kênh liên hệ dưới đây.
6. Câu hỏi thường gặp
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép?
Căn cứ Điều 10 Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT, cơ quan có thẩm quyền cấp phép Giấy phép này gồm:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Cấp Giấy phép cho các loại phương tiện:
- Xe thương mại gồm: Xe vận tải hành khách hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch, xe vận tải hàng hóa;
- Xe phi thương mại gồm: Xe ô tô thuộc các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc các Bộ, xe của các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có trụ sở đóng tại Hà Nội.
- Sở Giao thông vận tải địa phương cấp Giấy phép cho xe vận tải hành khách tuyến cố định, xe phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn địa phương, trừ đối tượng thuộc thẩm quyền của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Cần chuẩn chuẩn bị bao nhiêu bộ hồ sơ?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT, hồ sơ cần phải chuẩn bị thành 01 bộ
Thời hạn giải quyết bao lâu?
Theo điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT, thời hạn giải quyết là 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định.
Phí, lệ phí là bao nhiêu?
Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT được sửa đổi bổ sung bởi Điều 2 Thông tư số 20/2020/TT-BGTVT, thủ tục này hiện nay không mất phí.
Bài Viết Cùng Chủ Đề Thủ Tục Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Vận Tải
- Thủ Tục Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Vận Tải Bằng Ô Tô 2020
- Hướng Dẫn Thủ Tục, Điều Kiện Đăng Ký Kinh Doanh Vận Tải Hành Khách
- Thủ Tục Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Vận Tải Hộ Kinh Doanh
- Thủ Tục Cấp Đổi (Gia Hạn) Giấy Phép Kinh Doanh Vận Tải 2020
- Dịch Vụ Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Vận Tải Trọn Vẹn
- Thủ Tục Cấp Giấy Phép Liên Vận (Vận Tải Quốc Tế) 2020
- Giấy Phép Kinh Doanh Vận Tải Hàng Hóa (Thủ Tục Và Hồ Sơ)
- Giấy Phép Vận Tải Đa Phương Thức (Điều Kiện Quy Định Cấp)
- Xử Phạt, Mức Phạt Lỗi Không Có Giấy Phép Vận Tải
Nội dung bài viết:
Bình luận