Thông tư 80/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 80/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Bạn đọc xem bài viết dưới đây của ACC để được cung cấp đầy đủ thông tin về Thông tư này.

Chan Nuoi Trang Trai 2022 1
Thông tư 80/2018/TT-BTC hướng dẫn mẫu biểu báo cáo về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ

1. Ngân sách địa phương được chi vào những nội dung nào?

Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương được quy định cụ thể tại Điều 16 Nghị định 163/2016/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư 342/2016/TT-BTC, quy định:

Các hoạt động kinh tế:

- Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, bao gồm hoạt động phát triển nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; xây dựng nông thôn mới và hoạt động phát triển nông thôn khác.

2. Nội dung của Thông tư 80/2008/TT-BTC

Theo đó, Thông tư 80/2008/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm như sau:

  • Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Mục II (trừ chi phí công tác tổ chức tiêm phòng do ngân sách địa phương đảm bảo quy định tại điểm b Khoản 4- Mục II ) Thông tư này theo nguyên tắc:

+ Đối với các tỉnh miền núi, Tây nguyên, hỗ trợ 80% kinh phí phòng, chống dịch.

+ Đối với các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, hỗ trợ 70% kinh phí phòng, chống dịch.

+ Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

+ Đối với các tỉnh, thành phố còn lại, hỗ trợ 60% kinh phí phòng, chống dịch.

+ Đối với các địa phương có số lượng gia súc, gia cầm tiêu hủy lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn kinh phí thực hiện.

+ Đối với các địa phương có chi phí phát sinh cho công tác phòng, chống dịch bệnh không lớn (dưới 1.000 triệu đồng) thì các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

  • Ngân sách địa phương đảm bảo:

+ Các chi phí cho công tác tổ chức tiêm phòng.

+ Hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch ngoài phần ngân sách trung ương đã hỗ trợ tại Khoản 3 Mục II và điểm a Khoản 4 Mục II Thông tư này đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc của nhà nước do địa phương quản lý.

  • Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc của nhà nước do trung ương quản lý và chi phí tiêu huỷ gia súc, gia cầm đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm, gia súc của trung ương và quân đội.
  • Chi phí phục vụ cho công tác phòng, chống dịch của lực lượng thú y Trung ương được sử dụng từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch đã bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn một số biện pháp phòng bệnh trên từng đối tượng vật nuôi, như sau:

Đối với trâu bò

  • Sửa chữa, kiên cố chuồng trại; chủ động dự trữ thức ăn cho trâu bò; cung cấp đầy đủ thức ăn và có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.
  • Tổ chức tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục định kỳ cho trâu bò chưa được tiêm hoặc bê nghé mới sinh; tiêm thuốc phòng giun sán, ký sinh trùng đường máu cho trâu bò 2 lần/năm hoặc cho trâu bò mới mua về.
  • Mua trâu bò giống khỏe mạnh, đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin; nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 14-28 ngày rồi mới cho nhập đàn.
  • Định kỳ quyét dọn, thu gom, xử lý phân, chất thải bằng hình thức ủ nhiệt hoặc hầm bioga; khơi thông cống rãnh xung quanh khu vực chăn nuôi; phun thuốc diệt ruồi, muỗi, không để ao tù, nước đọng xung quanh chuồng nuôi; tổ chức phun tiêu độc khử trùng 1 lần/2tuần đối với vùng chưa có dịch và 1-2 lần/tuần đối với vùng nguy cơ cao hoặc đang xảy ra dịch bệnh trên trâu bò.

Đối với lợn

  • Lợn giống mua về nuôi phải có nguồn gốc, khoẻ mạnh, có giấy kiểm dịch hoặc từ cơ sở an toàn dịch bệnh. Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly từ 14-21 ngày.
  • Thức ăn, nước uống sử dụng cho lợn đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được xử lý theo quy định; không sử dụng thức ăn thừa từ quán ăn, nhà hàng, trường học... Cho lợn ăn khi chưa được xử lý nhiệt.
  • Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình của cơ sở và phù hợp với từng lứa tuổi lợn; tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin như Lở mồm long móng, Dịch tả lợn cổ điển, Tai xanh, Tam liên...định kỳ cho đàn lợn.
  • Hạn chế người, phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở chăn nuôi; trường hợp phương tiện và con người vào trại phải tuân thủ quy định của cơ sở chăn nuôi.
  • Định kỳ phun tiêu độc khử trùng trong và ngoài khu vực chăn nuôi; sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7-21 ngày trước khi đưa lợn mới đến.
  • Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt; chất thải lỏng phải xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp nhằm đảm bảo tiêu diệt được mầm bệnh và không gây ô nhiễm môi trường.
  • Đối với cơ sở có nhu cầu tái đàn sau dịch bệnh DTLCP thì nuôi với số lượng khoảng 10% tổng số lượng có thể nuôi tại cơ sở; sau khi nuôi ít nhất 21 ngày, nếu lợn không có biểu hiện bệnh hoặc xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP thì có thể nuôi đạt 100% quy mô của cơ sở, môi trường chăn nuôi phải đảm bảo theo quy định.

Đối với gia cầm

  • Chuẩn bị chuồng trại để úm gà, vịt trong 21 ngày, đảm bảo nhiệt độ úm đạt từ 32-350C, thông thoáng, tránh gió lùa.
  • Hàng ngày vệ sinh máng ăn, máng uống; định kỳ bổ sung chất độn chuồng đảm bảo nền chuồng khô ráo.
  • Thực hiện chủng/tiêm phòng một số bệnh bằng vắc xin như bệnh Newcastle; Gumboro; Cúm gia cầm; Dịch tả vịt, Bại huyết…
  • Thực hiện phun tiêu độc khử trùng 01 lần/tuần bằng hóa chất sát trùng như HanIodine, Benkocid… với nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất; bố trí hố sát trùng trước cổng chuồng, trại.
  • Theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý gia cầm ốm, điều chỉnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.

Khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh, ốm chết không rõ nguyên nhân hoặc nghi ngờ bệnh truyền nhiễm, đề nghị người chăn nuôi kịp thời thông tin cho chính quyền, cơ quan thú y nơi gần nhất để được hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh. Tuyệt đối không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

Trên đây là nội dung giới thiệu của chúng tôi về Thông tư 80/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo