Thông tin về thửa đất tại trang 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thông tin về thửa đất tại trang 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một phần quan trọng của sổ đỏ, cung cấp các thông tin chi tiết về thửa đất như: vị trí, ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng đất,... Các thông tin này đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ quyền lợi của chủ sử dụng đất và tăng tính minh bạch trong quản lý đất đai Để hiểu rõ hơn về Thông tin về thửa đất tại trang 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết sau.

Thông tin về thửa đất tại trang 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thông tin về thửa đất tại trang 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

I. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng do Nhà nước cấp, xác nhận quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Sổ đỏ có giá trị pháp lý cao, được sử dụng để thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai như: mua bán, tặng cho, thừa kế,...

II. Thông tin về thửa đất tại trang 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thông tin về thửa đất được thể hiện trên Giấy chứng nhận đối với tất cả các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận theo quy định như sau:

  1. Thửa đất số: ghi số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu thửa đất trên bản trích đo; trường hợp trích đo địa chính một thửa đất thì số hiệu thửa đất được ghi "01".

  1. Tờ bản đồ số: ghi số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã. Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu tờ trích đo thửa đất.
  2. Địa chỉ thửa đất: ghi tên khu vực (xứ đồng, điểm dân cư,...); số nhà, tên đường phố (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, nơi có thửa đất.
  3. Diện tích: ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân.

Trường hợp thửa đất có nhà chung cư thì Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu căn hộ chung cư chỉ ghi diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ theo quy định tại Điều 49 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).

Hình thức sử dụng được ghi như sau:

a) Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,...) thì ghi "Sử dụng riêng" vào mục hình thức sử dụng;

b) Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi "Sử dụng chung" vào mục hình thức sử dụng;

c) Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi "Sử dụng riêng" và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi "Sử dụng chung" và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo. Ví dụ: "Sử dụng riêng: Đất ở 120m2, đất trồng cây lâu năm 300m2; Sử dụng chung: Đất ở 50m2, đất trồng cây hàng năm 200m2".

Mục đích sử dụng đất được ghi theo quy định sau:

a) Mục đích sử dụng đất ghi thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể với các loại đất như sau:

- Nhóm đất nông nghiệp gồm: "Đất chuyên trồng lúa nước", "Đất trồng lúa nước còn lại", "Đất trồng lúa nương", "Đất trồng cây hàng năm khác", "Đất trồng cây lâu năm", "Đất rừng sản xuất", "Đất rừng phòng hộ", "Đất rừng đặc dụng", "Đất nuôi trồng thủy sản", "Đất làm muối", "Đất nông nghiệp khác";

- Nhóm đất phi nông nghiệp gồm: "Đất ở tại nông thôn", "Đất ở tại đô thị", "Đất xây dựng trụ sở cơ quan", "Đất quốc phòng", "Đất an ninh", "Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp", "Đất xây dựng cơ sở văn hóa", "Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội", "Đất xây dựng cơ sở y tế", "Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo", "Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao", "Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ", "Đất xây dựng cơ sở ngoại giao", "Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác", "Đất khu công nghiệp", "Đất cụm công nghiệp", "Đất khu chế xuất", "Đất thương mại, dịch vụ", "Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp", "Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản", "Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm", "Đất giao thông", "Đất thủy lợi", "Đất có di tích lịch sử - văn hóa", "Đất có danh lam thắng cảnh", "Đất sinh hoạt cộng đồng", "Đất khu vui chơi, giải trí công cộng", "Đất công trình năng lượng", "Đất công trình bưu chính, viễn thông", "Đất chợ", "Đất bãi thải, xử lý chất thải", "Đất công trình công cộng khác", "Đất cơ sở tôn giáo", "Đất cơ sở tín ngưỡng", "Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa" hoặc "Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà hỏa táng" hoặc "Đất làm nhà hỏa táng" hoặc "Đất làm nhà tang lễ", "Đất có mặt nước chuyên dùng", "Đất phi nông nghiệp khác";

b) Thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất cho một người sử dụng đất vào nhiều mục đích quy định tại Điểm a Khoản này thì phải ghi đầy đủ các mục đích đó.

Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích mà trong đó đã xác định mục đích chính, mục đích phụ thì tiếp sau mục đích chính phải ghi "(là chính)";

c) Trường hợp thửa đất có nhiều người cùng sử dụng, có nhiều mục đích sử dụng khác nhau, trong đó mỗi người sử dụng đất vào một mục đích nhất định thì Giấy chứng nhận cấp cho từng người phải ghi mục đích sử dụng đất của người đó và ghi chú thích "thửa đất còn sử dụng vào mục đích... (ghi mục đích sử dụng đất khác còn lại) của người khác" vào điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận;

d) Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà một phần diện tích được công nhận là đất ở và phần còn lại được công nhận sử dụng vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp thì lần lượt ghi "Đất ở" và diện tích được công nhận là đất ở kèm theo, tiếp theo ghi lần lượt từng mục đích sử dụng đất cụ thể thuộc nhóm đất nông nghiệp và diện tích kèm theo;

đ) Việc xác định mục đích sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Luật Đất đai và Điều 3 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Thời hạn sử dụng đất được ghi theo quy định như sau:

a) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi "Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/... (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)";

c) Trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi "Lâu dài";

d) Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất "Đất ở: Lâu dài; Đất... (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/... (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)".

Nguồn gốc sử dụng được ghi theo quy định như sau:

a) Trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì ghi "Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất";

b) Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (kể cả trường hợp giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; mua căn hộ chung cư và trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế giao lại đất và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) thì ghi "Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất";

c) Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê (kể cả trường hợp thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất và trường hợp công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền thuê một lần và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) thì ghi "Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần";

d) Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm (kể cả trường hợp thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất và trường hợp công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền thuê hàng năm và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) thì ghi "Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm";

đ) Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất, kể cả hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nhưng không phải nộp tiền hoặc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính thì ghi "Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất";

e) Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thuộc chế độ giao đất không thu tiền thì ghi "Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất";

g) Trường hợp cấp Giấy chứng nhận do tách thửa, hợp thửa hoặc cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận mà không thay đổi mục đích sử dụng đất thì ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư này.

Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chưa ghi nguồn gốc sử dụng đất thì căn cứ vào hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đã được xét duyệt trước đây và quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận để xác định và thể hiện nguồn gốc sử dụng đất theo quy định tại Thông tư này;

h) Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất mà phải cấp Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền thì ghi lần lượt hình thức nhận chuyển quyền (như nhận chuyển đổi; nhận chuyển nhượng; nhận thừa kế; được tặng cho; nhận góp vốn; trúng đấu giá; xử lý nợ thế chấp; giải quyết tranh chấp; do giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện quyết định (hoặc bản án) của Tòa án; thực hiện quyết định thi hành án;…); tiếp theo ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư này. Ví dụ: “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất”. (Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT)

Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích khác mà phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi nguồn gốc sử dụng đất theo hình thức quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này phù hợp với hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất.

Trường hợp công nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác mà đất này thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”.

Ví dụ: Tổ chức A đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân trước năm 2005, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận, nay sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, khi công nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi trên Giấy chứng nhận là “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất;

i) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà phải cấp Giấy chứng nhận thì ghi như quy định đối với trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (nếu người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất cho việc chuyển mục đích); ghi theo quy định đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất (nếu người sử dụng đất chuyển sang thuê đất hoặc tiếp tục thuê đất như trước khi chuyển mục đích); ghi như trước khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền chuyển mục đích và không phải chuyển sang thuê đất;

k) Trường hợp thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo hình thức trả tiền một lần thì ghi "Thuê đất trả tiền một lần của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, khu chế xuất,…)".

Trường hợp thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo hình thức trả tiền hàng năm thì ghi "Thuê đất trả tiền hàng năm của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, khu chế xuất,..

l) Trường hợp thửa đất gồm nhiều phần diện tích có nguồn gốc sử dụng đất khác nhau thì lần lượt ghi từng loại nguồn gốc và diện tích có nguồn gốc đó kèm theo;

m) Trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì ghi miễn, giảm vào Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.

Trường hợp người sử dụng đất sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp mà có nhu cầu cấp chung một Giấy chứng nhận thì thể hiện theo quy định như sau:

a) Địa chỉ sử dụng đất: thể hiện thông tin địa chỉ chung của các thửa đất, bao gồm tên xứ đồng (nếu có) và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh;

b) Các thông tin về thửa đất số, tờ bản đồ số, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng đất được thể hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này vào bảng dưới đây:

Tờ bảnđồ số

Thửa đất số

Diện tích (m2)

Hình thức sử dụng

Mục đích sử dụng

Thời hạn sử dụng

Nguồn gốc sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Trường hợp người sử dụng đất sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp mà không thể hiện hết trên trang 2 của Giấy chứng nhận thì cấp Giấy chứng nhận khác cho các thửa đất còn lại theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.

III. Mục đích của việc ghi Thông tin về thửa đất tại trang 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

1. Cung cấp thông tin chi tiết về thửa đất:

Giúp cho việc quản lý, sử dụng đất đai được hiệu quả:

- Căn cứ để xác định vị trí, ranh giới thửa đất.

- Theo dõi biến động về diện tích, địa giới, chủ sử dụng đất.

- Lập kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý.

Giúp cho việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sử dụng đất:

- Xác định quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với thửa đất.

- Xác định nghĩa vụ nộp thuế, phí liên quan đến đất đai.

- Xác định trách nhiệm bảo vệ, sử dụng đất đai theo quy định.

2. Làm căn cứ cho các giao dịch liên quan đến đất đai:

Mua bán, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất:

- Cung cấp thông tin chính xác về thửa đất cho các bên tham gia giao dịch.

- Đảm bảo tính hợp pháp, an toàn cho các giao dịch.

- Giúp giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch.

3. Bảo vệ quyền lợi của chủ sử dụng đất:

Cung cấp bằng chứng về quyền sử dụng đất:

- Giúp chủ sử dụng đất bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật.

- Ngăn chặn hành vi xâm lấn, tranh chấp đất đai.

- Giúp chủ sử dụng đất thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai.

4. Tăng tính minh bạch trong quản lý đất đai:

Công khai thông tin về thửa đất:

- Giúp người dân tra cứu thông tin về thửa đất dễ dàng.

- Tăng cường sự giám sát của cộng đồng trong việc quản lý đất đai.

- Hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai.

Tóm lại, việc ghi Thông tin về thửa đất tại trang 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ quyền lợi của chủ sử dụng đất và tăng tính minh bạch trong quản lý đất đai.

IV. Những lưu ý khi đọc thông tin về thửa đất tại trang 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

1. Kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của thông tin:

- So sánh thông tin trên sổ đỏ với thực tế thửa đất, bao gồm:

+ Vị trí, ranh giới

+ Diện tích

+ Mục đích sử dụng đất

+ Hình thức sử dụng đất

+ Thời hạn sử dụng đất

- Phân biệt rõ các loại ranh giới (ranh giới thửa đất, ranh giới địa chính,...).

- Nên tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

2. Cập nhật thông tin khi có thay đổi:

Khi có thay đổi về chủ sử dụng đất, diện tích, địa giới thửa đất, mục đích sử dụng đất,... cần phải cập nhật thông tin trên sổ đỏ.

Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp sổ đỏ mới.

3. Bảo quản sổ đỏ cẩn thận:

Giữ gìn sổ đỏ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bị ẩm ướt hoặc mối mọt.

Không để sổ đỏ bị rách, nhàu nát hoặc tẩy xóa.

Photo sổ đỏ và lưu giữ bản sao cẩn thận.

4. Sử dụng sổ đỏ hợp pháp:

Sử dụng đất đúng mục đích và phù hợp với quy hoạch.

Nộp thuế đất đai đầy đủ và đúng hạn.

Thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.

5. Một số lưu ý khác:

Khi cần tra cứu thông tin về thửa đất, có thể truy cập Cổng thông tin điện tử quốc gia về đất đai hoặc Cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố nơi thửa đất tọa lạc.

Khi cần giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai, nên tham khảo ý kiến của luật sư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

V. Những câu hỏi thường gặp:

1. Nếu thông tin thửa đất tại trang 2 sổ đỏ sai lệch thì phải làm gì?

Liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được sửa đổi, cập nhật thông tin.

Cung cấp các giấy tờ, bằng chứng chứng minh thông tin sai lệch.

Làm theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước để hoàn tất thủ tục sửa đổi thông tin.

2. Có thể tra cứu thông tin thửa đất online không?

Có thể tra cứu thông tin thửa đất online tại Cổng thông tin điện tử quốc gia về đất đai hoặc Cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố nơi thửa đất tọa lạc.

3. Cần lưu ý gì khi đọc thông tin thửa đất tại trang 2 sổ đỏ?

Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin.

So sánh thông tin trên sổ đỏ với thực tế thửa đất.

Phân biệt rõ các loại ranh giới (ranh giới thửa đất, ranh giới địa chính,...).

Nên tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo