Trong thời kỳ hôn nhân, việc nhận tài sản từ tặng cho là điều khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người không rõ liệu tài sản được tặng trong thời kỳ hôn nhân có được coi là tài sản chung của vợ chồng hay không? Bài viết này Công ty Luật ACC sẽ làm rõ quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này, mời mọi người cùng kham khảo.
Tài sản được tặng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng đúng không?
1. Tài sản được tặng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng đúng không?
Tài sản được tặng trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung hay tài sản riêng của hai vợ chồng còn phụ thuộc vào điều kiện tặng cho tài sản. Cụ thể, theo quy định tại Điều 33 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, sản xuất, kinh doanh, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Như vậy, để xác định tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng của hai vợ chồng còn tùy thuộc vào điều kiện tặng cho như sau:
- Nếu tài sản được tặng cho cả hai vợ chồng, hoặc có thoả thuận rằng tài sản tặng cho một bên sẽ trở thành tài sản chung (Điều 46 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ) thì tài sản này được coi là tài sản chung của vợ chồng.
- Nếu tài sản được tặng riêng cho một người (vợ hoặc chồng) và không có thỏa thuận về việc nhập vào tài sản chung theo như Điều 46 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản đó sẽ là tài sản riêng của người nhận. Điều này thường xảy ra khi bên tặng cho chỉ rõ rằng tài sản dành riêng cho một người, chẳng hạn như quà tặng từ cha mẹ, anh chị em. ( khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)
2. Quy định pháp luật về việc tặng cho tài sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.Hợp đồng tặng cho được chia thành 2 dạng sau:
- Hợp đồng tặng cho động sản được quy định tại Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
- Hợp động tặng cho bất động sản. Căn cứ Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Tuy nhiên, pháp luật nhấn mạnh việc tặng cho này chỉ được diễn ra khi tài sản tặng cho là tài sản của mình, tức là thuộc sở hữu của người tặng cho. Còn trong trường hợp tặng cho là tài sản chung của vợ chồng thì phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình thì căn cứ Điều 460 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì việc tặng cho tài sản cũng cần có điều kiện như sau:
- Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
- Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Hợp đồng tặng cho có cần công chứng, chứng thực không?
Hợp đồng tặng cho có cần công chứng, chứng thực không?
Căn cứ Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Còn Đối với tài sản là động sản (xe cộ, đồ dùng giá trị lớn): Hợp đồng tặng cho không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ khi các bên có yêu cầu. Tuy nhiên, nếu tài sản là tài sản có giá trị lớn, việc công chứng sẽ giúp giảm rủi ro pháp lý và đảm bảo tính pháp lý của giao dịch.
Việc công chứng, chứng thực giúp đảm bảo hợp đồng có giá trị pháp lý và tránh tranh chấp trong tương lai về quyền sở hữu tài sản.
4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp
Tài sản được tặng trong thời kỳ hôn nhân mà không thỏa thuận rõ ràng thì có phải là tài sản chung không?
Nếu không có thỏa thuận rõ ràng về việc tài sản là chung hay riêng, tài sản được tặng trong thời kỳ hôn nhân thường được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Nếu tài sản được tặng riêng cho một bên vợ hoặc chồng thì bên còn lại có quyền yêu cầu chia tài sản khi ly hôn không?
Không. Nếu tài sản được tặng riêng và không có thỏa thuận nhập vào tài sản chung, đó sẽ là tài sản riêng của người nhận và không phải chia khi ly hôn.
Hợp đồng tặng cho tiền có cần công chứng không?
Không. Đối với tài sản là tiền hoặc các tài sản động sản nhỏ khác, hợp đồng tặng cho không bắt buộc phải công chứng, nhưng các bên có thể thực hiện để đảm bảo tính pháp lý.
Khi nào hợp đồng tặng cho tài sản bị vô hiệu?
Về bản chất thì Hợp đồng tặng cho cũng là một dạng của hợp đồng dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, nên căn cứ theo Điều 147 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì hợp động tặng cho bị vô hiệu nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm các Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật dân sự năm 2015.
- Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân có thể là tài sản chung hoặc tài sản riêng, phụ thuộc vào điều kiện và thỏa thuận giữa các bên liên quan. Để tránh tranh chấp về sau, vợ chồng nên thỏa thuận rõ ràng về quyền sở hữu tài sản được tặng cho và thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng khi cần thiết. Việc hiểu rõ các quy định pháp luật về hợp đồng tặng cho sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của các bên trong giao dịch tài sản này.Nếu có vấn đề cần giải quyết, hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ mọi người giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận