Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty từ năm 2024

Tạm ngừng kinh doanh là quá trình đình chỉ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian này, doanh nghiệp ngừng sản xuất, cung cấp dịch vụ và không thực hiện các giao dịch kinh doanh thông thường.

Thu Tuc Dang Ky Tam Ngung Kinh Doanh Cong Ty

Thủ Tục Đăng Ký Tạm Ngừng Kinh Doanh Công Ty

1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. 

2. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh

  • Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế trước khi tạm ngừng kinh doanh ít nhất 3 ngày làm việc.
  • Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Nhiều doanh nghiệp thành lập không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế dẫn đến kê khai thuế không đầy đủ. Khi đó, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng thì mới đủ điều kiện thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh.

3. Hồ sơ thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Tạm Ngừng Kinh Doanh Công Ty Luật Acc
Tạm Ngừng Kinh Doanh
  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu tham khảo tại Phụ lục số II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Quyết định tạm ngừng kinh doanh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị công ty cổ phần…);
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

4. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty

Quy trình các bước tạm ngừng kinh doanh
Quy trình các bước tạm ngừng kinh doanh

Quy trình cụ thể tạm ngừng kinh doanh công ty như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Cá nhân, tổ chức: Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định (thông tin hồ sơ cụ thể mọi người xem ở mục dưới). Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ

Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.

Lưu ý: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuê đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.

Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

5. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh theo quy định

Mặc dù, tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp, thế nhưng, để đảm bảo thị trường kinh doanh ổn định, hạn chế việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh dài hạn, khó kiểm soát, pháp luật quy định doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng kinh doanh tối đa 01 năm.

Theo quy định cũ của Nghị định 78/2015/NĐ-CP thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, Nghị định 01/2021/NĐ-CP mới ban hành không còn quy định này. Vì vậy, mỗi lần doanh nghiệp bạn được tạm ngừng kinh doanh tối đa 01 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp bạn có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian).

6. Các cách thức đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty

Để đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty tại Việt Nam, có hai cách thức phổ biến:

Nộp đơn đăng ký tạm ngừng kinh doanh tại cơ quan thuế:

  • Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết bao gồm: Đơn đăng ký tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định), Giấy phép kinh doanh, Báo cáo tài chính năm gần nhất và các giấy tờ pháp lý liên quan.

  • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Đơn này thông thường được cung cấp bởi cơ quan thuế hoặc có thể tải xuống từ trang web của cơ quan thuế.

  • Bước 3: Nộp đơn và giấy tờ cần thiết tại cơ quan thuế nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Sau khi kiểm tra và xác nhận thông tin, cơ quan thuế sẽ tiến hành đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Đăng ký tạm ngừng kinh doanh qua Trung tâm Đăng ký kinh doanh quốc gia (National Business Registration Portal):

  • Bước 1: Truy cập vào trang web của Trung tâm Đăng ký kinh doanh quốc gia.

  • Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống (nếu đã có tài khoản) hoặc đăng ký tài khoản mới (nếu chưa có).

  • Bước 3: Hoàn thành thông tin đăng ký tạm ngừng kinh doanh trực tuyến. Cung cấp các thông tin và tải lên các tài liệu cần thiết như giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính và đơn đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

  • Bước 4: Chờ xét duyệt từ cơ quan quản lý. Sau khi đánh giá thông tin và giấy tờ, cơ quan quản lý sẽ thông báo kết quả đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Lưu ý rằng quy trình và yêu cầu đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thể thay đổi theo quy định của cơ quan quản lý và pháp luật tại thời điểm bạn thực hiện đăng ký. Do đó, trước khi thực hiện bất kỳ thủ tục nào, hãy kiểm tra thông tin mới nhất từ cơ quan chính phủ hoặc cơ quan quản lý doanh nghiệp để đảm bảo tuân thủ đúng quy trình và luật pháp hiện hành.

7. Lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Thông tư 151/2014/TT-BTC:

  • Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
  • Nộp đủ số thuế còn nợ: Doanh nghiệp cần đảm bảo nộp đủ số thuế còn nợ trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.
  • Tiếp tục thanh toán các khoản nợ: Doanh nghiệp phải tiếp tục thanh toán các khoản nợ đối với các đối tác như khách hàng và người lao động.
  • Hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký: Doanh nghiệp cần hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.
  • Trừ khi có thỏa thuận khác giữa doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động, các điều khoản trên sẽ áp dụng.
  • Ngoài ra, người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh mà không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải nộp tờ khai thuế cho thời gian đã hoạt động. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không hoạt động trong cả năm dương lịch hoặc năm tài chính, vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
  • Khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh, người nộp thuế phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đã đăng ký theo quy định.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh.

8. Các khoản phí phải thanh toán khi tạm ngừng kinh doanh

Các khoản phí phải thanh toán khi tạm ngừng kinh doanh

Các khoản phí phải thanh toán khi tạm ngừng kinh doanh

Căn cứ vào Thông tư số 96/2015/TT-BTC

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Như vậy khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp đó không có phát sinh bất kỳ chi phí nào liên quan đến hoạt động sản xuất nên các chi phí nếu có phát sinh.

Qua việc thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể, chủ doanh nghiệp có thể đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật và chuẩn bị cho việc tạm ngừng kinh doanh một cách chính xác và hiệu quả. Cùng tìm hiểu quy trình và yêu cầu cụ thể trong thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể để đảm bảo sự thành công và tuân thủ pháp luật.

Tham khảo Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể tại ACC để hiểu chi tiết hơn.

9. Hậu quả pháp lý của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo

Nếu doanh nghiệp tự ý tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp của bạn có thể bị xử phạt hành chính, hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:

Thứ nhất, về biện pháp xử phạt hành chính không thông báo tạm ngừng kinh doanh

Theo Điều 50 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác như sau:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

c) Buộc thông báo về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Như vậy, pháp luật có quy định chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo đó, mức phạt tiền là từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm không thông báo theo quy định của pháp luật có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, theo quy định tại Điều 212 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

“1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thuế”.

Đối với trường hợp của bạn:

Theo như thông tin bạn cung cấp, doanh nghiệp bạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ tháng 3/2021, đến nay là công ty bạn tạm ngừng kinh doanh được khoảng hơn 01 năm nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp bạn có thể bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và bị buộc phải thực hiện thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, do doanh nghiệp bạn đã tạm ngừng kinh doanh quá 01 năm nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp của bạn có khả năng cao sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là quy trình quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ của việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Qua việc thực hiện kiểm tra này, cơ quan quản lý có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp đã thực hiện đúng quy trình và đáp ứng các yêu cầu pháp luật liên quan đến việc tạm ngừng kinh doanh. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của chủ doanh nghiệp và đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong quá trình quản lý kinh doanh.

>>>Cùng tìm hiểu chi tiết: Hướng dẫn tra cứu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 2023

10. Khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì có phải thực hiện trả nợ không?

Căn cứ Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh, nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

- Nộp đủ số thuế còn nợ của doanh nghiệp.

- Tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Như vậy, việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không làm chấm dứt nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp vẫn phải trả các khoản nợ đó khi đến hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận với chủ nợ về việc tạm hoãn hoặc kéo dài thời hạn trả nợ.

11. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Có hai trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, bao gồm:

  1. Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật (tham khảo danh sách ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020).

  2. Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và các quy định khác có liên quan (ví dụ: vi phạm pháp luật như xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép, vi phạm hành chính về hóa đơn của doanh nghiệp... cơ quan nhà nước đưa ra quyết định tạm ngừng kinh doanh).

Lưu ý: Ngày chuyển tình trạng pháp lý "Tạm ngừng kinh doanh" là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý "Tạm ngừng kinh doanh" là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

  1. Nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ.

  2. Tiếp tục thanh toán các khoản nợ đối với khách hàng và người lao động.

  3. Hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động.

Trừ khi có thỏa thuận khác giữa doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động, các điều khoản trên sẽ áp dụng.

12. Dịch vụ tạm ngưng kinh doanh tại công ty Luật ACC

Công ty ACC tự hào là đơn vị luật với bề dày kinh nghiệm 10 năm trong các lĩnh vực pháp lý với các cơ sở có mặt tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, sẽ cung cấp cho quý vị những dịch vụ khi tạm ngưng kinh doanh tại công ty ACC như sau:

  • Tư vấn miễn phí về thủ tục quy trình tạm ngưng kinh doanh;
  • Đại diện khách hành tham gia các vấn đề pháp lý, hồ sơ, giải quyết trong quá trình tạm ngưng kinh doanh;
  • Thay mặt khách hàng làm việc với các cơ quan ban ngành khi thực hiện thủ tục, cũng như giải quyết các vấn đề xung đột pháp lý khi xảy ra trong quá trình làm việc;
  • Chi phí sẽ được thông báo trước và sẽ cam kết không pháp sinh thêm bất kì chi phí nào kèm theo trong suốt quá trình làm việc với công ty chúng tôi;

Trên đây là một số chia sẻ của ACC về thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty. Nếu bạn có thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ. Chúng tôi cam kết đem đến cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất và ưu đãi nhất. ACC xin cảm ơn.

 

✅ Dịch vụ:

⭕ Tạm ngừng kinh doanh 

✅ Kinh nghiệm:

⭐ Hơn 20 năm kinh nghiệm

✅ Năng lực:

⭐ Chuyên viên trình độ cao

✅ Cam kết::

⭕ Thủ tục nhanh gọn

✅ Hỗ trợ:

⭐ Toàn quốc

✅ Hotline:

⭕ 1900.3330

13. Mọi người cũng hỏi

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm những gì?

– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)

– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc tạm ngừng kinh doanh

– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)

Phải thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền trong vòng bao lâu?

Quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp, các công ty có quyền tạm dừng hoạt động kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời gian thông báo chậm nhất là 15 ngày trước trước khi tạm ngừng.

Cơ quan nhà nước xử lý hồ sơ tạm ngừng trong vòng bao lâu?

Thời gian này sẽ phụ thuộc vào việc hồ sơ của doanh nghiệp có hợp lệ hay không. Nếu hồ sơ tạm ngừng hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy xác nhận đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời gian là 3 ngày làm việc.

Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng được không hay bắt buộc phải nộp trực tiếp?

Doanh nghiệp có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh hoàn toàn có thể nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng trên cơ sở cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.


Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1041 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (12)

    đạt
    Tôi ở nước ngoài, có tư vấn qua Viber, whatsapp hay skype không?
    TRẢ LỜI
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ bên em có đủ, cho em xin thông tin để kết nối
    TRẢ LỜI
    trà
    Bên mình có tư vấn ngoài giờ hành chính không?
    TRẢ LỜI
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ có ạ. Cho em xin sđt để tư vấn ạ.
    TRẢ LỜI
    lâm
    Bên mình có tư vấn ngoài giờ hành chính không?
    TRẢ LỜI
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ có ạ. Cho em xin sđt để tư vấn ạ.
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo