Sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng?

Trong quản lý tài sản của vợ chồng, sổ tiết kiệm là một loại tài sản quan trọng cần được phân định rõ ràng. Việc xác định sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng có ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp phân chia tài sản hoặc khi có tranh chấp. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi Sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng và trả lời một số câu hỏi liên quan thường gặp.

Sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng?

Sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng?

1. Sổ tiết kiệm là tài sản chung hay riêng?

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định thì sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi hoặc nhiều người gửi tại ngân hàng. Để xác định được Sổ tiết kiệm có thể được xem là tài sản chung hoặc riêng của vợ chồng,còn thuộc vào các yếu tố:Thời điểm hình thành tài sản là Trong thời kỳ hôn nhân hay trước khi hai vợ chồng kết hôn; Quyền sở hữu  Thuộc sở hữu chung của vợ chồng hay là tài sản thuộc sở hữu của một mình chồng hoặc vợ;  Nguồn gốc có được là từ được tặng cho riêng, thừa kế riêng (tài sản riêng) hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung (tài sản chung).

  • Nếu sổ tiết kiệm được mở bằng tiền từ tài sản chung của vợ chồng (tức là tiền tiết kiệm được từ thu nhập chung hoặc từ tài sản chung),và được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân  thì sổ tiết kiệm này sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Nếu sổ tiết kiệm được mở bằng tiền từ tài sản riêng của một bên (như tiền tặng cho, thừa kế, hoặc tiền tích lũy riêng), thì sổ tiết kiệm sẽ được coi là tài sản riêng của vợ hoặc chồng theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

2. Vợ chồng có được rút tiền trong sổ tiết kiệm chỉ có tên một người không?

Để xác định chồng có được rút tiền từ sổ tiết kiệm mang tên vợ không thì cần xem xét sổ tiết kiệm này là tài sản chung hay hay tài sản riêng theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể:

  •  Nếu sổ tiết kiệm là tài sản riêng của bạn thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bạn được toàn quyền định đoạt, sử dụng số tiền trong tài khoản tiết kiệm này, nên bạn có thể rút được một phần hoặc toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm mà không cần có sự đồng ý của vợ hoặc chồng.
  •  Nếu Sổ tiết kiệm là tài sản chung vợ chồng nhưng chỉ đứng tên vợ hoặc chồng thì khi muốn rút tiền trong sổ tiết kiệm phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ hoặc chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, vì đây là tài sản chung nên vợ chồng quyền định đoạt của hai vợ chồng là ngang nhau.

Tuy nhiên, trên thực tế nếu sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng, nhưng nếu người vợ không đồng ý rút tiền tiết kiệm thì người chồng vẫn được rút số tiền tương ứng với phần tài sản của mình trong khối tài sản chung vợ chồng. Trường hợp muốn rút tất cả thì cũng phải được người vợ uỷ quyền hoặc cả hai vợ chồng cùng đến ngân hàng để làm thủ tục.

3. Vợ có được tự định đoạt đem thế chấp sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn làm ăn không?

Vợ có được tự định đoạt đem thế chấp sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn làm ăn không?

Vợ có được tự định đoạt đem thế chấp sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn làm ăn không?

Căn cứ theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Riêng đối với tài sản như  Bất động sản; Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.

Bên cạnh đó, tại Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định hướng dẫn về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng có quy định rõ:

"1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu."

Từ quy định trên ta thấy, việc định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp tài sản chung là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu hay tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.Như vậy, việc vợ xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung là sổ tiết kiệm để vay vốn làm ăn không thể xem là đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nên việc sử dụng, định đoạt sổ tiết kiệm phải được thỏa thuận với chồng, vợ không được tự ý định đoạt sổ tiết kiệm đó.

4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp

Có thể chuyển sổ tiết kiệm từ tài sản riêng thành tài sản chung không?

Có, bằng cách lập một thỏa thuận hoặc hợp đồng rõ ràng giữa vợ chồng và cập nhật thông tin tại ngân hàng nếu cần thiết.

Nếu vợ/chồng có sổ tiết kiệm đứng tên riêng nhưng sử dụng tiền chung của gia đình để gửi ngân hàng thì tài sản đó là gì?

Sổ tiết kiệm đó có thể được coi là tài sản chung nếu tiền gửi được từ nguồn tài sản chung, mặc dù tên đứng trên sổ là của một bên.

Tiền từ sổ tiết kiệm khi phân chia tài sản trong trường hợp ly hôn sẽ được xử lý như thế nào?

Tài sản từ sổ tiết kiệm sẽ được phân chia dựa trên quy định về tài sản chung và tài sản riêng, cùng với sự thỏa thuận của các bên hoặc quyết định của tòa án nếu không có sự đồng thuận.( Theo Điều 59 luật hôn nhân và gia đình năm 2014)

Có cần sự đồng ý của vợ/chồng khi rút tiền từ sổ tiết kiệm nếu tài sản đó là tài sản chung?

Có. Việc rút tiền từ sổ tiết kiệm tài sản chung nên có sự đồng ý của cả hai bên để tránh tranh chấp và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.

Xác định đúng loại tài sản của sổ tiết kiệm và tiền lãi từ sổ tiết kiệm là rất quan trọng trong quản lý tài sản của vợ chồng. Để tránh tranh chấp và bảo đảm quyền lợi của cả hai bên, cần phải hiểu rõ các quy định pháp luật và thực hiện các bước cần thiết trong việc phân loại và quản lý tài sản. Việc này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi cá nhân mà còn góp phần vào sự hòa thuận trong quan hệ vợ chồng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo