Sau Khi Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cần Làm Gì?

Hiện nay, việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh đang ngày càng phổ biến, đặc biệt trong thời kỳ đất nước ta đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Khi hộ kinh doanh tiến hành đăng ký thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, đây là căn cứ để hộ kinh doanh hoạt động hợp pháp. Tuy nhiên, sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh thì hộ kinh doanh cần thực hiện hàng loạt các công việc theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy, những công việc đó là gì? Trình tự thực hiện như thế nào?, để giải đáp những câu hỏi này, Luật ACC xin gửi tới quý bạn đọc bài viết “Sau Khi Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cần Làm Gì? Chi Tiết”.

Thành lập hộ kinh doanh
Thành lập hộ kinh doanh

1. Kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm. 
Do đó, sau khi nhận đăng ký hộ kinh doanh, thì hộ kinh doanh cần kiểm tra thông tin trong Giấy đăng ký hộ kinh doanh. Bởi, các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. 
- Trong trường hợp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có thông tin chưa chính xác cho với hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì chủ sở hữu hộ kinh doanh cần đính chính lại nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Hộ kinh doanh không được tự ý chỉnh sửa làm thay đổi nội dung Giấy đăng ký hộ kinh doanh. 
- Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã chính xác, đầy đủ thông tin, Hộ kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định. 
Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.

2. Nộp hồ sơ đăng ký Thuế

Căn cứ theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định: 
2. Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm:
i) Hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi là Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh)
Theo đó, hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu cần tiến hành đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế. 
Căn cứ theo Khoản 8 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC tùy thuộc vào hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nhưng tùy thuộc vào đối tượng cụ thể mà hồ sơ đăng ký thuế sẽ khác nhau. Cụ thể: 

Đối với hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hồ sơ đăng ký thuế bao gồm: 

1) Tờ khai đăng ký thuế (Theo mẫu số 03-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC) hoặc hồ sơ kê khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
2) Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc (Theo mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01 ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC) (nếu có);
3) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có);
4) Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài;
5) Văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký thuế cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có).

Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, hồ sơ đăng ký thuế bao gồm: 

1) Tờ khai đăng ký thuế (Theo mẫu số 03-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC);
2) Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc (Theo mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01 ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC) (nếu có);
3) Bản sao các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 218/2015/TT-BTC bao gồm: Giấy chứng minh thư biên giới, giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định. 
4) Văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký thuế cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có).

>>>Tham khảo chi tiết về kinh doanh hộ cá thể qua bài viết: Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể

3. Treo biển hiệu khi thành lập hộ kinh doanh

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định biển hiệu hộ kinh doanh phải bao gồm các nội dung sau: 
1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
2) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
3) Địa chỉ, điện thoại.
Căn cứ theo Điều 18 Luật Quảng cáo năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định chữ trên biểu hiệu phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
- Nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
- Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định kích thước biển hiệu được quy định như sau:
- Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
- Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Lưu ý: 
- Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
- Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật Quảng cáo và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Căn cứ theo Thông tư 04/2018/TT-BXD Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời quy định Nguyên tắc chung khi lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời như sau: 
- Phương tiện quảng cáo ngoài trời phải được xây dựng, lắp đặt phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương.
- Phương tiện quảng cáo ngoài trời phải có địa điểm, kiểu dáng, kích thước, chất liệu, số lượng phù hợp với quy hoạch quảng cáo được phê duyệt và đảm bảo ở bên ngoài hành lang an toàn đường bộ, hành lang an toàn đường sắt, hành lang an toàn bảo vệ luồng đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ đê điều, hành lang an toàn lưới điện cao áp.
- Vị trí, địa điểm, khu vực xây dựng, lắp đặt và công tác quản lý các phương tiện quảng cáo ngoài trời phải tuân theo các yêu cầu sau:
  • Đảm bảo mỹ quan đô thị;
  • Đảm bảo tầm nhìn giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và không che khuất tầm nhìn biển báo giao thông;
  • Đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, yêu cầu thoát nạn, yêu cầu cứu hộ cứu nạn, kết cấu xây dựng, trật tự an toàn xã hội;
  • Đảm bảo các hoạt động sản xuất, sinh hoạt bình thường của người dân và an toàn sinh mạng.
Lưu ý: 
- Phạm vi không được phép xây dựng, lắp đặt phương tiện quảng cáo đối với cầu, hầm đường bộ
- Các phương tiện quảng cáo ngoài trời không được che lấp nóc/mái nhà trừ các phương tiện quảng cáo dạng chữ, hình, biểu tượng.

4. Những câu hỏi hỏi thường gặp/ Mọi người cùng hỏi

Câu hỏi 1: Hộ kinh doanh có được khắc con dấu không? 

Hộ kinh doanh là loại hình được ghi nhận tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Do đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. 
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định điều kiện sử dụng con dấu như sau: 
“Điều 5. Điều kiện sử dụng con dấu
  1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
  1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.”
Do đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên không được khắc con dấu theo quy định pháp luật. 

Câu hỏi 2: Hộ kinh doanh có phải lập chứng từ, ghi sổ kế toán không? 

Theo quy định tại Thông tư 88/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Theo đó, từ ngày 01/1/2022, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định tại Điều 2 Thông tư này, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quy định của pháp luật về thuế. Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện phải thực hiện chế độ kế toán nhưng có nhu cầu thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư này thì được khuyến khích áp dụng.

Câu 3: Hộ kinh doanh có phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng không? 

Theo quy định pháp luật hiện hành, Hộ kinh doanh không phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng bởi hộ kinh doanh thuộc nhóm đăng ký tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, do vậy không phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng.

5. Dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể của Luật ACC

Trên đây là giải đáp của Luật ACC về những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến chủ đềSau Khi Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cần Làm Gì? Chi Tiết”. Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn, lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải liên quan hộ kinh doanh cá thể.

Nếu có nhu cầu tư vấn các vấn đề pháp lý về hộ kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1096 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo