Sau khi đăng ký hộ kinh doanh cần làm gì? Chi tiết 2024

Ngày nay, hình thức hộ kinh doanh cá thể rất phổ biến đối với những cá nhân muốn kinh doanh nhỏ lẻ dạng gia đình. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc vẫn còn thắc mắc về “Sau khi đăng ký hộ kinh doanh cần làm gì?”. Do đó, trong bài viết này, ACC xin gửi đến bạn đọc bài viết về “Sau khi đăng ký hộ kinh doanh cần làm gì theo quy định pháp luật hiện hành” như sau:

Sau Khi đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cần Làm Gì

1. Hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh gia đình là gì

Theo Điều 79.1 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh được định nghĩa là loại hình kinh tế “do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.

2. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể thường phải đáp ứng bốn điều kiện như sau:

  • Không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Tuy nhiên, nếu chủ hộ vẫn có thể tự khắc con dấu hình chữ nhật, có tên hộ kinh doanh và địa chỉ hộ kinh doanh, mã số thuế
  • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình
  • Hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm
  • Được phép sử dụng không quá 10 lao động

3. Sau khi đăng ký hộ kinh doanh cần làm gì

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là căn cứ pháp lý để hộ kinh doanh hoạt động hợp pháp. 

Tham khảo bài viết về Những điều cần biết về hộ kinh doanh cá thể - 2022 

Tuy nhiên sau khi có giấy này, hộ kinh doanh vẫn phải thực hiện một số công việc cần thiết khác.

3.1. Kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận.

Khi phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sai lệch (chưa chính xác) so với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đính chính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký.

Lưu ý: Hộ kinh doanh không được tự ý cạo, sửa, viết thêm, … làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Trường hợp thông tin đăng ký hộ kinh doanh đã đầy đủ và chính xác, Hộ kinh doanh có thể yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.

3.2. Nộp hồ sơ đăng ký thuế

Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) là đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

3.3. Treo biển hiệu

Hiện nay, theo quy định về doanh nghiệp nói chung và các quy định riêng về hộ kinh doanh không bắt buộc hộ kinh doanh phải treo biển tại trụ sở chính.

Tuy nhiên, nếu có nhu cầu muốn quảng cáo, hộ kinh doanh có thể treo biển hiệu theo quy định của pháp luật quảng cáo.

Theo Điều 34 Luật Quảng cáo 2012, biển hiệu của hộ kinh doanh phải có các nội dung sau:

  • Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
  • Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Địa chỉ, điện thoại.

3.4. Chữ viết trong biển

Chữ viết trong biển quảng cáo phải được thể hiện bằng Tiếng Việt.

3.5. Kích thước biển hiệu

  • Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
  • Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Lưu ý: Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

3.6. Cách đặt biển hiệu

Theo quy định tại Thông tư 04/2018/TT-BXD, vị trí, địa điểm, khu vực xây dựng, lắp đặt và công tác quản lý các phương tiện quảng cáo ngoài trời phải tuân theo các yêu cầu sau:

  • Đảm bảo mỹ quan đô thị;
  • Đảm bảo tầm nhìn giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và không che khuất tầm nhìn biển báo giao thông;
  • Đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, yêu cầu thoát nạn, yêu cầu cứu hộ cứu nạn, kết cấu xây dựng, trật tự an toàn xã hội;
  • Đảm bảo các hoạt động sản xuất, sinh hoạt bình thường của người dân và an toàn sinh mạng.

4. Kết luận về sau khi đăng ký hộ kinh doanh cần làm gì

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đếnSau khi đăng ký hộ kinh doanh cần làm gì. Tất cả ý kiến tư vấn trên của chúng tôi Sau khi đăng ký hộ kinh doanh cần làm gì đều dựa trên các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, câu hỏi pháp lý nào thì vui lòng liên hệ đến ACC Group để được tư vấn, giải đáp.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo