Doanh nghiệp trong suốt thời gian hoạt động từ khi thành lập vì nhu cầu về mở rộng kinh doanh sản xuất, mở rộng thị trường mà thành lập các đơn vị phụ thuộc như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Nhưng nếu các đơn vị phụ thuộc này hoạt động không hiệu quả thì doanh nghiệp thường quyết định chấm dứt hoạt động chúng. Qua bài viết này công ty ACC sẽ trình bày đến quý khách hàng về việc Quyết toán thuế khi giải thể chi nhánh. Xin mời đón đọc!

Quyết toán thuế khi giải thể chi nhánh như thế nào
1. Những nội dung cần thực hiện khi giải thể chi nhánh
– Xác nhận tại cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế (thủ tục quyết toán thuế khi giải thể chi nhánh được thực hiện như với giải thể doanh nghiệp);
– Làm thủ tục hủy dấu của chi nhánh (nếu có);
– Thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh tại sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động chi nhánh.
* Đặc biệt lưu ý:
– Trong trường hợp, Nhà đầu tư ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác làm thủ tục đầu tư thì khi nộp hồ sơ tại Sở KHĐT phải xuất trình Giấy CMND/hộ chiếu/Chứng thực cá nhân hợp pháp và Văn bản ủy quyền.
– Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.
– Số lượng hồ sơ nộp: 01 bộ hồ sơ gốc được đóng thành quyển
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và Giám đốc chi nhánh bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ giải thể chi nhánh.
– Doanh nghiệp có chi nhánh đã bị giải thể chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
– Trong thời hạn 7 – 15 ngày làm việc (theo quy định của Sở KHĐT), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ giải thể chi nhánh, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền thông báo với cơ quan thuế và cơ quan công an về việc giải thể chi nhánh doanh nghiệp; đồng thời xóa tên chi nhánh trong sổ đăng ký hoạt động chi nhánh, nếu cơ quan thuế và cơ quan công an không có yêu cầu khác.
Xem thêm: Thời hạn quyết toán thuế khi doanh nghiệp giải thể
2. Thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Để thực hiện thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc phải theo các bước sau:
Bước 1: Đăng bố cáo thông tin giải thể chi nhánh trên Cổng thông tin quốc gia.
Bước 2: Xác nhận không có nợ thuế xuất nhập khẩu ở Tổng cục hải quan (nếu có đăng ký xuất nhập khẩu)
Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể - khóa mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý chi nhánh.
Bước 4: Hoàn tất nghĩa vụ thuế của chi nhánh.
Bước 5: Trả con dấu chi nhánh hoặc xác nhận không sử dụng dấu ở cơ quan công an.
Bước 6: Trả Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Xem thêm: Thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán độc lập
3. Hồ sơ giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Hồ sơ giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc gồm các phần hồ sơ giải thể - khóa mã số thuế nộp cho cơ quan thuế quản lý, hồ sơ về dấu bên công an ( nếu có), hồ sơ trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
3.1. Hồ sơ giải thể - khóa mã số thuế nộp tại cơ quan thuế
- Thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu số 24/ĐK-TCT trong Thông tư 95/2016/TT-BTC)
- Quyết định giải thể chi nhánh.
- Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh (công ty TNHH 2 thành viên, hợp danh hoặc cổ phần)
- Văn bản xác nhận không còn nợ thuế của Tổng cục hải quan
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu có).
3.2. Hồ sơ trả dấu bên công an (nếu có khắc dấu chi nhánh)
Chi nhánh có sử dụng dấu: Nếu chi nhánh có sử dụng con dấu đăng ký bên công an thì thực hiện nộp hồ sơ trả dấu với thành phần hồ sơ gồm có:
+ Văn bản xin hoàn trả con dấu.
+ Quyết định giải thể chi nhánh. + Giấy đăng ký mẫu dấu do công an cấp (bản gốc)
+ Con dấu Sau khi nộp hồ sơ sẽ nhận được phiếu hẹn và đến ngày hẹn chúng ra đến nhận giấy xác nhận đã hoàn trả con dấu.
Chi nhánh không sử dụng dấu: Với trường hợp chi nhánh không sử dụng dấu thì hồ sơ đơn giản hơn gồm có:
+ Quyết định giải thể chi nhánh.
+ Văn bản xin xác nhận chi nhánh không có sử dụng con dấu.
3.3. Hồ sơ trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
Cuối cùng sau khi hoàn tất thủ tục bên cơ quan thuế và công an chúng ta nộp hồ sơ trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.
Hồ sơ gồm:
+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.
+ Quyết định giải thể chi nhánh.
+ Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh (công ty TNHH 2 thành viên, hợp danh hoặc cổ phần)
+ Xác nhận đã trả dấu hoặc không sử dụng con dấu của công an (nếu có).
4. Trường hợp doanh nghiệp giải thể được miễn quyết toán thuế

Trường hợp doanh nghiệp giải thể được miễn quyết toán thuế
4.1. Trường hợp 1: Doanh nghiệp nộp thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu:
– Tại Điểm a, Khoản 8.2, Điều 16, Thông tư số 151/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính có quy định các đơn vị kinh doanh thuộc diện nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, theo đúng quy định của pháp luật về thuế TNDN thù khi giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh sẽ không cần phải thực hiện quyết toán thuế.
>>> Như vậy, nếu doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh đều áp dụng nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu thì sẽ được miễn quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp.
Lưu ý: Doanh cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn việc nộp thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu sẽ khác hoàn toàn so với việc áp dụng cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
4.2. Trường hợp 2: Doanh nghiệp giải thể không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn từ lúc hoạt động đến lúc thực hiện thủ tục giải thể
– Căn cứ vào Điểm b, Khoản 8.2, Điều 16, Thông tư số 151/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các đơn vị kinh doanh giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh tính từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm giải thể, nếu không phát sinh doanh thu hay chưa sử dụng hóa đơn thì sẽ được miễn quyết toán thuế.
– Ngoài ra, với các trường hợp đơn vị kinh doanh đã phát hành hóa đơn, có phát sinh doanh thu, nếu đáp ứng được đầy đủ các quy định tại Điểm c, Khoản 8.2, Điều 16, Thông tư số 151/2014/TT-BTC thì cũng sẽ không cần phải quyết toán thuế.
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục hồ sơ giải thể chi nhánh công ty 2024
5. Dịch vụ quyết toán thuế khi giải thể chi nhánh của ACC
Nếu quý khách hàng không có thời gian hoặc cảm thấy công việc giải thể rắc rối, phức tạp thì có thể liên hệ với công ty ACC.
ACC không những có thể thực hiện thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc như trong bài viết này mà còn có cung cấp dịch vụ giải thể công ty, giải thể văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và cả giải thể hộ kinh doanh.
6. Câu hỏi thường gặp
Có bắt buộc phải thực hiện quyết toán thuế khi giải thể chi nhánh không?
Có. Quyết toán thuế là bắt buộc để đảm bảo rằng tất cả các nghĩa vụ thuế của chi nhánh đã được thực hiện đầy đủ trước khi giải thể.
Có cần phải nộp báo cáo thuế cuối cùng khi giải thể chi nhánh không?
Có. Báo cáo thuế cuối cùng phải được nộp để tổng hợp và xác nhận các nghĩa vụ thuế của chi nhánh trước khi kết thúc hoạt động.
Có cần phải kiểm tra số dư thuế trước khi quyết toán thuế không?
Có. Kiểm tra số dư thuế giúp đảm bảo rằng không còn khoản thuế nợ nào và mọi nghĩa vụ thuế đã được hoàn tất.
Trên đây là quy định về giải thể chi nhánh, một trong những nội dung công việc doanh nghiệp cần thực hiện đó là Quyết toán thuế khi giải thể chi nhánh. Sau khi tham khảo bài viết của ACC nếu vẫn còn băn khoăn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nha
Nội dung bài viết:
Bình luận