Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Vậy Thời hạn quyết toán thuế khi doanh nghiệp giải thể như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Thời hạn quyết toán thuế khi doanh nghiệp giải thể
1. Doanh nghiệp giải thể được miễn quyết toán thuế không?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 đây là thủ tục phức tạp nhất đối với doanh nghiệp giải thể. Cũng là điều kiện để được công nhận việc giải thể công ty của doanh nghiệp bạn trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Vì là liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, thanh toán khoản nợ nên việc quyết toán thuế khi giải thể công ty là điều mà các bạn phải làm.
Tuy nhiên, trên thực tế, có những doanh nghiệp không cần thiết phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế này, đó là những trường hợp quy định tại Khoản 8 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC, gồm có 03 trường hợp như sau:
Thứ nhất, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Theo Điểm a, Khoản 8.2, Điều 16, Thông tư số 151/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính có quy định các đơn vị kinh doanh thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, theo đúng quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thì khi giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh sẽ không cần phải thực hiện quyết toán thuế.
Đây là đối tượng thực hiện quyết toán thuế theo từng lần phát sinh doanh thu qua mỗi hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Vì vậy, không cần phải thực hiện quyết toán thuế khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Lưu ý: Doanh cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu sẽ khác hoàn toàn so với việc áp dụng cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.
- Theo Điểm b, Khoản 8.2, Điều 16, Thông tư số 151/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các đơn vị kinh doanh giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh tính từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm giải thể, nếu không phát sinh doanh thu hay chưa sử dụng hóa đơn thì sẽ được miễn quyết toán thuế.
- Ngoài ra, với các trường hợp đơn vị kinh doanh đã phát hành hóa đơn, có phát sinh doanh thu, nếu đáp ứng được đầy đủ các quy định tại Điểm c, Khoản 8.2, Điều 16, Thông tư số 151/2014/TT-BTC thì cũng sẽ không cần phải quyết toán thuế.
Thứ ba, trường hợp doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động, nhưng đáp ứng các điều kiện sau:
- Có doanh thu bình quân năm không quá 01 tỷ đồng/năm (tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động);
- Doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế kể từ năm doanh nghiệp chưa được quyết toán thuế hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tính từ năm chưa được quyết toán, hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động cao hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. Có nghĩa là, doanh nghiệp theo quy định tại điều khoản này đã thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế, vì thế không cần thực hiện quyết toán thuế lần nữa.
2. Hồ sơ quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp
Hồ sơ quyết toán thuế bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN, do Bộ Tài chính ban hành.
- Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh.
- Một số giấy tờ đi kèm khác, tùy theo thực tế phát sinh doanh nghiệp khi giải thể.
3. Thủ tục, thời hạn quyết toán thuế khi doanh nghiệp giải thể
Trước khi hoàn thành việc quyết toán thuế. Doanh nghiệp giải thể phải gửi công văn yêu cầu Cục Hải quan nơi công ty đóng trụ sở (xác nhận việc không còn nợ thuế xuất nhập khẩu) đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tiếp đó doanh nghiệp gửi văn bản đến cơ quan thuế. Để đề nghị kiểm tra quyết toán thuế cho công ty tại cơ quan quản lý thuế.
- Doanh nghiệp cần phải thực hiện quyết toán những khoản thuế phát sinh trong quá trình hoạt động và quá trình quyết toán thuế.
- Doanh nghiệp cần thực hiện quyết toán các khoản thuế phát sinh trong quá trình hoạt động.
Sau khi thực hiện quyết toán hoàn tất các khoản thuế, các doanh nghiệp giải thể cần thực hiện đóng mã số thuế để hoàn tất thủ tục quyết toán thuế để đảm bảo thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp được nhanh nhất.
Khoản 8.1 Điều 16 Thông tư số 151/2014/TT-BTC quy định: Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc quyết toán nghĩa vụ thuế từ người nộp thuế trong trường hợp giải thể doanh nghiệp.
Trên đây là các thông tin về Thời hạn quyết toán thuế khi doanh nghiệp giải thể mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận