Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mới nhất

 

Nội dung Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp như sau:

1. Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;

Thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Chương I

HỖ TRỢ BẰNG TIỀN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19 TỪ KẾT DƯ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Điều 1. Đối tượng được hỗ trợ

Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội), không bao gồm các trường hợp sau:

a) Người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

b) Người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người đã có quyết định hưởng lương hưu hàng tháng.

Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Điều 2. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính và mức hỗ trợ

Căn cứ tính mức hỗ trợ: Trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 nhưng chưa được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng đến ngày 30 tháng 9 năm 2021 chưa có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng làm căn cứ để xác định mức hỗ trợ của người lao động là tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021.

Mức hỗ trợ

Hỗ trợ một lần bằng tiền, cụ thể như sau:

a) Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: Hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.

b) Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: Hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.

c) Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: Hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.

d) Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: Hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.

đ) Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: Hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.

e) Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: Hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.

Điều 3. Trình tự, thủ tục thực hiện

Đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp

a) Cơ quan bảo hiểm xã hội lập danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Mẫu số 01, gửi người sử dụng lao động. Chậm nhất đến hết ngày 20 tháng 10 năm 2021, cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn thành việc gửi danh sách đến tất cả người sử dụng lao động và công khai thông tin danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ trên trang thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách do cơ quan bảo hiểm xã hội gửi đến, người sử dụng lao động công khai danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ để người lao động biết, đối chiếu, bổ sung thông tin (nếu có); lập và gửi danh sách người lao động có thông tin đúng, đủ và người lao động tự nguyện không nhận hỗ trợ theo Mẫu số 02 đến cơ quan bảo hiểm xã hội.

Người sử dụng lao động lập danh sách thông tin của người lao động cần điều chỉnh theo Mẫu số 03 (nếu có), gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội, kèm theo hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh theo quy định pháp luật, chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 11 năm 2021.

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người lao động đúng, đủ thông tin và trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách người lao động điều chỉnh thông tin do người sử dụng lao động gửi đến, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động. Khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Trường hợp không chi trả hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối với người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

a) Người lao động đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi người lao động có nhu cầu nhận hỗ trợ theo Mẫu số 04. Thời hạn tiếp nhận đề nghị hỗ trợ chậm nhất đến hết ngày 20 tháng 12 năm 2021.

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hỗ trợ của người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động, thời gian hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2021. Khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Trường hợp không chi trả hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Sau ngày 30 tháng 11 năm 2021, người lao động thuộc đối tượng khoản 1 Điều này chưa nhận được hỗ trợ thì người lao động thực hiện theo quy định khoản 2 Điều này.

Hình thức thực hiện:

a) Trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN hoặc ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VssID).

b) Thông qua dịch vụ bưu chính.

c) Trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện.

Chương II

GIẢM MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19

Điều 4. Đối tượng được hỗ trợ

Người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021, không bao gồm các trường hợp sau:

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng được giảm đóng thì gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc đơn vị sự nghiệp công được phân loại tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Điều 5. Giảm mức đóng và thời gian thực hiện

Giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian thực hiện giảm mức đóng: 12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.

Hằng tháng, trong thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện giảm mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 6. Tổ chức thực hiện

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các địa phương triển khai Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ và Quyết định này. Giao Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định này.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi Quyết định này.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam tuyên truyền, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo Quyết định này; ngày 25 hằng tháng báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội triển khai thực hiện Quyết định này.

Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện Quyết định này.

Điều 7. Xử lý vi phạm

Cơ quan, tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách quy định tại Quyết định này để trục lợi, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải bồi thường, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2021.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

Mẫu số 01

Danh sách người lao động có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021

Mẫu số 02

Danh sách người lao động có thông tin đúng, đủ đề nghị hỗ trợ theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg

Mẫu số 03

Danh sách người lao động đề nghị điều chỉnh thông tin hưởng hỗ trợ theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg

Mẫu số 04

Đề nghị hỗ trợ của người lao động

 

Mẫu số 01

BẢO HIỂM XÃ HỘI CẤP TỈNH/HUYỆN

THÔNG TIN NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TÊN TRONG DANH SÁCH THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI THỜI ĐIỂM NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 2021

Tên đơn vị: ……………………………………………

Mã đơn vị: .……………………………………………

Ngành nghề: ………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………..

STT

Họ và tên

Mã số BHXH

CMND/CCCD

Số điện thoại
(di động)

Thời gian đóng BHTN chưa hưởng TCTN đến hết tháng 9 năm 2021 (Tổng số tháng)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 02

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ THÔNG TIN ĐÚNG, ĐỦ ĐỀ NGHỊ HƯỞNG HỖ TRỢ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 28/2021/QĐ-TTg

Tên đơn vị: ……………………………………………

Mã đơn vị: .……………………………………………

Ngành nghề: ………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………..

STT

Họ và tên

Mã số BHXH

CMND/

CCCD

Số điện thoại (di động)

Thời gian đóng BHTN chưa hưởng TCTN đến hết tháng 9 năm 2021 (Tổng số tháng)

Thông tin tài khoản

Ghi chú1

Số tài khoản

Ngân hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….., ngày ... tháng ... năm 2021
ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

___________________

1 Trường hợp người lao động tự nguyện không nhận hỗ trợ thì ghi rõ “Không nhận hỗ trợ” vào cột Ghi chú.

 

Mẫu số 03

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN HƯỞNG HỖ TRỢ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 28/2021/QĐ-TTg

Tên đơn vị: ……………………………………………

Mã đơn vị: .……………………………………………

Ngành nghề: ………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………..

STT

Họ và tên

Mã số BHXH

CMND/CCCD

Số điện thoại (di động)

Thời gian đóng BHTN chưa hưởng đến hết tháng 9 năm 2021 (Tổng số tháng)

Thông tin đề nghị điều chỉnh1

Thông tin tài khoản

Ghi chú

Số tài khoản

Ngân hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….., ngày ... tháng ... năm 2021
ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________________

1 Trường hợp người lao động không có trong danh sách lao động của đơn vị thì ghi là “Không có”. Trường hợp người lao động chưa có trong danh sách do cơ quan bảo hiểm xã hội gửi thì ghi là “Bổ sung”. Trường hợp điều chỉnh thông tin của người lao động thì ghi rõ thông tin cần điều chỉnh.

 

Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐỀ NGHỊ HƯỞNG HỖ TRỢ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 28/2021/QĐ-TTg

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh/huyện...

Họ và tên: …………………………………………………………………………………

Ngày sinh: .………………………………………………………………………………..

Mã số BHXH: ……………………………………………………………………………..

CMND/CCCD: …………………………………………………………………………….

Số điện thoại: ……………………………………………………………………………..

Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………1

□ Đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động ……………………………………………………………………………………….2

□ Đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại đơn vị sử dụng lao động ……………………………………………………………………………………….3

Có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 là …….. tháng. Tôi đề nghị được hưởng hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg.

Tôi chọn hình thức nhận hỗ trợ:

□ Tiền mặt tại cơ quan bảo hiểm xã hội.

□ Tài khoản cá nhân của người đề nghị.

Số tài khoản: ………………………………………………………………………………

Ngân hàng: ………………………………………………………………………………..

 

 

….., ngày …. tháng …… năm ...
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký và ghi rõ họ tên)

___________________

1 Ghi rõ địa chỉ liên hệ: số nhà, thôn/xóm, xã/phường, huyện.

2 Ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ: huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3 Ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ: huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Giải đáp một số tình huống pháp luật về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Ông Lâm chấm dứt hợp đồng lao động với công ty S vào tháng 8/2021 và vẫn chưa có quyết định hưởng lương hưu. Ông có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 47 tháng, ông đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng (tương ứng với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp), 11 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp còn lại của ông được bảo theo quy định. Nay ông được biết Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, ông muốn biết mình có thuộc trường hợp được hỗ trợ hay không?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều 1 Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp quy định về đối tượng được hỗ trợ bao gồm:

“1. Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội), không bao gồm các trường hợp sau:

a) Người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

b) Người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người đã có quyết định hưởng lương hưu hàng tháng.

3. Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.”

Căn cứ quy định nêu trên, ông Lâm dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động vào tháng 8/2021, có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu và chưa có quyết định hưởng lương hưu hàng tháng, do đó ông thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định.

2. Chị Lê có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 34 tháng. Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động vào tháng 4/2021, chị đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng đến nay chị vẫn chưa có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Chị muốn hỏi, theo quy định thì mức hỗ trợ mà chị được hưởng là bao nhiêu?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều 2 Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính và mức hỗ trợ như sau:

“1. Căn cứ tính mức hỗ trợ: Trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 nhưng chưa được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng đến ngày 30 tháng 9 năm 2021 chưa có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng làm căn cứ để xác định mức hỗ trợ của người lao động là tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021.

2. Mức hỗ trợ

Hỗ trợ một lần bằng tiền, cụ thể như sau:

a) Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: Hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.

b) Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: Hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.

c) Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: Hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.

d) Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: Hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.

đ) Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: Hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.

e) Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: Hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.”

Như vậy, trường hợp của chị Lê đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng vẫn chưa có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, căn cứ theo quy định nêu trên, tại thời điểm ngày 30/9/2021, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng của chị Lê là 34 tháng, do đó chị sẽ nhận mức hỗ trợ là 2.100.000 đồng.

3. Anh Hải hỏi: tôi đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì phải thực hiện những thủ tục nào để có thể nhận hỗ trợ của chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp quy định về trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

“1. Đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp

a) Cơ quan bảo hiểm xã hội lập danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Mẫu số 01, gửi người sử dụng lao động. Chậm nhất đến hết ngày 20 tháng 10 năm 2021, cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn thành việc gửi danh sách đến tất cả người sử dụng lao động và công khai thông tin danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ trên trang thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách do cơ quan bảo hiểm xã hội gửi đến, người sử dụng lao động công khai danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ để người lao động biết, đối chiếu, bổ sung thông tin (nếu có); lập và gửi danh sách người lao động có thông tin đúng, đủ và người lao động tự nguyện không nhận hỗ trợ theo Mẫu số 02 đến cơ quan bảo hiểm xã hội.

Người sử dụng lao động lập danh sách thông tin của người lao động cần điều chỉnh theo Mẫu số 03 (nếu có), gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội, kèm theo hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh theo quy định pháp luật, chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 11 năm 2021.

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người lao động đúng, đủ thông tin và trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách người lao động điều chỉnh thông tin do người sử dụng lao động gửi đến, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động. Khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Trường hợp không chi trả hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Như vậy, do anh Hải vẫn đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên để được nhận hỗ trợ thì anh phải thực hiện theo các trình tự, thủ tục như quy định nêu trên.

4. Bà Nguyên – giám đốc công ty T.H hỏi: công ty của bà đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ nhân viên. Bà được biết về chính sách giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Bà muốn biết mình có thể từ chối nhận hỗ trợ để chia sẻ khó khăn với Nhà nước có được không?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều 4 Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp quy định đối tượng hỗ trợ bao gồm:

Điều 4. Đối tượng được hỗ trợ

Người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021, không bao gồm các trường hợp sau:

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng được giảm đóng thì gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc đơn vị sự nghiệp công được phân loại tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.”

Căn cứ quy định nêu trên, việc nhận hỗ trợ là không phải là quy định bắt buộc, do đó bà có thể từ chối nếu không muốn nhận hỗ trợ này.

5. Ông Minh – chủ doanh nghiệp X.N hỏi: mức giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 là bao nhiêu và thời gian thực hiện là bao lâu?

Điều 5 Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp quy định mức giảm và thời gian thực hiện như sau:

 “Điều 5. Giảm mức đóng và thời gian thực hiện

1. Giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Thời gian thực hiện giảm mức đóng: 12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.

3. Hằng tháng, trong thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện giảm mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.”

Như vậy, đối với những người lao động thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong doanh nghiệp của ông thì mức đóng giảm từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng, thời gian thực hiện kể từ  ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (263 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo