Giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng và nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhà nước và xã hội. Trong đó, giáo dục sức khẻ là loại hình giáo dục phổ biến và chiếm một vị trí khá nổi bật trong lĩnh vực này. Trong bài viết này sẽ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến nội dung Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.
quyết định 53 của bộ giáo dục và đào tạo
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên
- Văn bản này quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên bao gồm: Nội dung, tiêu chuẩn, cách tổ chức đánh giá, xếp loại, yêu cầu cụ thể đối với từng nội dung đánh giá.
- Văn bản này áp dụng đối với học sinh, sinh viên của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Văn bản này không áp dụng đối với học sinh, sinh viên khuyết tật, tàn tật; học sinh, sinh viên mắc các loại bệnh không thể vận động với cường độ và khối lượng cao được cơ sở y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận.
2. Mục đích, yêu cầu, quy định về tuổi và các nội dung đánh giá của Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên
2.1 Mục đích
- Đánh giá kết quả rèn luyện thể lực toàn diện của người học trong nhà trường.
- Điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục thể chất phù hợp với các trường ở các cấp học và trình độ đào tạo.
- Đẩy mạnh việc thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh, sinh viên trong quá trình hội nhập quốc tế.
2.2 Yêu cầu
Việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính của học sinh, sinh viên trong nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo.
2.3 Quy định về tuổi
- Việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên được phân theo lứa tuổi từ 6 tuổi đến 20 tuổi.
- Học sinh, sinh viên từ 21 tuổi trở lên sử dụng các chỉ số đánh giá của lứa tuổi 20.
2.4 Các nội dung đánh giá
Việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên dựa trên sáu nội dung, cụ thể là: Lực bóp tay thuận, Nằm ngửa gập bụng, Bật xa tại chỗ, Chạy 30m xuất phát cao (XPC), Chạy con thoi 4 x 10m, Chạy tùy sức 5 phút.
3. Tổ chức đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên
3.1 Thời gian kiểm tra đánh giá, xếp loại
Hàng năm, các cơ sở giáo dục bố trí kiểm tra, đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên vào cuối năm học.
3.2 Cách thức tổ chức đánh giá
Mỗi học sinh, sinh viên được đánh giá 4 trong 6 nội dung nêu ở Điều 5 văn bản này, trong đó nội dung Bật xa tại chỗ và Chạy tùy sức 5 phút là bắt buộc.
Cách thức tổ chức đánh giá:
- Tổ chức đánh giá theo giới tính (Nam, Nữ). Không kiểm tra quá hai nội dung trong một giờ lên lớp.
- Tổ chức đánh giá theo nhóm gồm 10 em, lần lượt thực hiện bốn nội dung theo các bước như sau:
+ Khởi động chung.
+ Thực hiện các nội dung như quy định tại khoản 1, Điều này.
+ Thả lỏng, hồi phục.
3.3 Xếp loại
Học sinh, sinh viên được xếp loại thể lực theo 3 loại:
- Tốt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi có ba chỉ tiêu Tốt và một chỉ tiêu Đạt trở lên.
- Đạt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi từ mức Đạt trở lên.
- Chưa đạt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi có một chỉ tiêu dưới mức Đạt.
4 Tổ chức thực hiện
- Trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục
+ Các cơ sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy định này đối với các phòng giáo dục và các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý và tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo định kỳ hàng năm.
+ Các phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy định này tại các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý và tổng hợp báo cáo sở giáo dục và đào tạo định kỳ hàng năm.
- Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục
+ Các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm chuẩn bị về cơ sở vật chất, lực lượng cán bộ, giáo viên, giảng viên đảm bảo cho công tác đánh giá được thuận lợi, an toàn và hiệu quả.
+ Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên cụ thể hàng năm, bố trí thời gian tổ chức kiểm tra hợp lý, ghi và lưu hồ sơ kết quả việc đánh giá, xếp loại thể lực của mỗi học sinh, sinh viên, tổng hợp và báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp định kỳ hàng năm.
Trên đây là một số thông tin về Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. Nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Nội dung bài viết:
Bình luận