Quyền nghĩa vụ thành lập hộ kinh doanh theo quy định 2024

Theo quy định pháp luật hiện hành, không phải chủ thể nào cũng có thể thành lập hộ kinh doanh cá thể. Vậy pháp luật quy định nhóm đối tượng nào được quyền thành lập hộ kinh doanh? Khi thành lập có phải đăng ký kinh doanh hay không? Tất cả sẽ được ACC giải đáp cho bạn thông qua bài viết: “Quyền nghĩa vụ thành lập hộ kinh doanh theo quy định”.

Quyền nghĩa vụ thành lập hộ kinh doanh theo quy định 2023
Quyền nghĩa vụ thành lập hộ kinh doanh theo quy định 2023

1. Quyền thành lập hộ kinh doanh

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Hộ kinh doanh không phải doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp quy định 4 loại hình doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty TNHH
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh

Theo đó, hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên sẽ không chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Hiện hành, quy định điều chỉnh về hộ kinh doanh được ghi nhận lại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh. Theo đó chỉ có 2 đối tượng có quyền đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, bao gồm:

  • Cá nhân 
  • Thành viên hộ gia đình

Hai đối tượng này phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và phải là công dân Việt Nam. Theo đó, người không có quốc tịch hoặc người nước ngoài không có quyền thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam.

 Điều 80 Nghị định này cũng quy định những đối tượng sau không có quyền thành lập hộ kinh doanh:

  • Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Như quy định trên, cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do đó, mặc nhiên những đối tượng này không đủ điều kiện.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan

Thêm đó, pháp luật cũng quy định những hạn chế đối với người thành lập hộ kinh doanh. Điều này được lý giải bởi chế độ chịu trách nhiệm của cá nhân/ thành viên hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh là trách nhiệm vô hạn.

  • Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
  • Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

2. Nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh

Về nguyên tắc, những chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh khi kinh doanh phải tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp khi hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh. Đối với các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, không có địa điểm kinh doanh không có nghĩa vụ phải đăng ký. 

Điều này được quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:  Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Điều này cũng được quy định tại Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP: 

1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây thì không cần đăng ký kinh doanh:

a) Buôn bán rong là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả công việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

e) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

f) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Theo đó, nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. 

3. Những câu hỏi thường gặp/ Mọi người cùng hỏi

Câu hỏi 1: Hậu quả pháp lý khi người không có quyền thành lập hộ kinh doanh yêu cầu đăng ký thành lập hộ kinh doanh là gì?

Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ căn cứ vào giấy tờ tùy thân của người yêu cầu thành lập hộ kinh doanh để xem xét liệu người này có đủ điều kiện thành lập hộ kinh doanh hay không. Nếu thuộc trường hợp không được thành lập hộ kinh doanh thì hồ sơ sẽ được coi là không hợp lệ và cơ quan kinh doanh sẽ trả hồ sơ, thông báo về việc không có quyền thành lập hộ kinh doanh.

Câu hỏi 2: Không đăng ký kinh doanh thì bị xử phạt như thế nào?

Theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong các trường hợp pháp luật quy định bị phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

Câu hỏi 3: Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh ở đâu?

Sau khi chuẩn bị hồ sơ hợp lệ, cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng tài chính kế hoạch thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện mà hộ kinh doanh đặt trụ sở.

Hồ sơ sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Câu hỏi 4: Cán bộ, công chức, viên chức có được thành lập hộ kinh doanh không?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp. Nhưng như đã phân tích, hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp và không chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Theo đó, đối chiếu Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh, cán bộ, công chức, viên chức hoàn toàn có quyền thành lập hộ kinh doanh.

4. Dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh doanh của ACC

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã nắm nắm được các vấn đề cơ bản về quyền và và nghĩa vụ thành lập hộ kinh doanh. Nếu có các vướng mắc pháp lý liên quan hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh doanh của ACC chúng tôi.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình các vấn đề xung quanh việc thành lập hộ kinh doanh.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (878 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo