Quyết Định 178/QĐ-TCT 2019 Giải Quyết Đơn Khiếu Nại Tại Cơ Quan Thuế Các Cấp

Trong thời gian gần đây khi dịch Covid 19 bùng nổ mạnh mẽ tại Việt Nam; Những vấn đề về Căn cước công dân gắn chíp; Đăng ký kết hôn hay trích lục giấy khai sinh luôn được mọi người dân quan tâm. Bên cạnh đó thì các vấn đề xoay quanh khiếu nại cơ quan Thuế cũng được nhiều người quan tâm không kém. Biết rằng, khiếu nại là một quyền của công dân. Đây là hoạt động cũng như thủ tục được nhiều người quan tâm. Vậy thuế là gì? Thủ tục khiếu nại về thuế như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Quyết Định 178 QĐ Tct 2019 Giải Quyết Đơn Khiếu Nại Tại Cơ Quan Thuế Các Cấp

Quyết Định 178/QĐ-TCT 2019 Giải Quyết Đơn Khiếu Nại Tại Cơ Quan Thuế Các Cấp

1. Quy định về giải quyết khiếu nại về thuế

Theo Điều 147 Luật quản lý thuế có quy định về khiếu nại, tố cáo như sau:

– Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

– Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế; công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác.

– Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Cụ thể là:

  • Thời hạn giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Đối với các vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
  • Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, thời hạn giải quyết lần đầu không quá 45 ngày. Đối với các vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

2. Hồ sơ Thủ tục khiếu nại về thuế gồm những gì?

– Thành phần hồ sơ gồm có: Văn bản khiếu nại. Các tài liệu kèm theo như là các văn bản, quyết định hành chính của cơ quan thuế có liên quan.

– Số lượng hồ sơ gồm 01 (bộ) hồ sơ.

3. Thời hạn giải quyết khiếu nại về thuế

Thời hạn giải quyết thủ tục khiếu nại về thuế sẽ phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau, cụ thể:

Đối với thời hạn, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; mà được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Thì sẽ là:

  • Bình thường thì thời hạn giải quyết không quá 30 ngày; kể từ ngày thụ lý để giải quyế;, đối với các vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài; nhưng không quá 45 ngày.
  • Còn đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn; thời hạn giải quyết lần đầu không quá 45 ngày; đối với các vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn; nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết

4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là các tổ chức hoặc là cá nhân

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Gồm có:

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng Cục thuế.
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổng Cục thuế.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính là quyết định hành chính; hoặc thông báo gồm có: thông báo giải trình bổ sung hồ sơ; thông báo không thuộc trường hợp được giải quyết khiếu nại.

6. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế quy định về giải quyết khiếu nại về thuế

Theo Điều 149 Luật quản lý thuế có quy định về trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế như sau:

  • Cơ quan quản lý thuế nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
  • Cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thu không đúng cho người nộp thuế, bên thứ ba trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế là người giải quyết khiếu nại thực hiện tham vấn các cơ quan, tổ chức có liên quan, bao gồm cả khiếu nại lần đầu. Khi thực hiện việc tham vấn, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định thành lập Hội đồng tham vấn. Hội đồng tham vấn hoạt động theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số. Kết quả biểu quyết là cơ sở để thủ trưởng cơ quan quản lý thuế tham khảo khi ra quyết định xử lý khiếu nại. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế là người ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định xử lý khiếu nại.

7. Quy định về nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện

Theo Điều 61 Luật quản lý thuế có quy định về nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện như sau:

– Trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế; tiền chậm nộp, tiền phạt đó. Trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.

– Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.

– Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế trả tiền lãi theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế; tiền chậm nộp; tiền phạt nộp thừa. Nguồn tiền trả lãi được chi trả từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

– Thủ tục xử lý đối với trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp; tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp; tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Luật này.

8. Thẩm quyền về giải quyết khiếu nại về thuế

– Chi cục trưởng Chi cục Thuế; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính; hành vi hành chính của mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

– Cục trưởng Cục Thuế; Cục trưởng Cục Hải quan; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu có thẩm quyền:

  • Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp;
  • Giải quyết khiếu nại mà Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan; đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.

– Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền:

  • Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính; hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp;
  • Giải quyết khiếu nại mà Cục trưởng Cục thuế; Cục trưởng Cục Hải quan; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.

– Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền:

  • Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính; hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp;
  • Giải quyết khiếu nại mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.

Trên đây là nội dung mà bạn đọc có thể tham khảo về quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan Thuế. Hy vọng với những nội dung trên là hữu ích với bạn đọc và nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo